Lễ hội chùa Bạch Hào (có từ thời vua Trần Nhân Tông) được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm với màn thi đấu như thi bơi chải, nấu cơm, bắt vịt trên một con sông lớn. Tuy nhiên, do kinh tế gặp nhiều khó khăn, gần đây vài năm một lần người dân mới tích góp được để tổ chức các trò chơi dân gian.Tại lễ hội chùa Bạch Hào đầu xuân Đinh Dậu, có 4 đội của 4 làng tham gia tranh tài. Mỗi thôn cử ra một đội nam và một đội nữ.Số VĐV trên mỗi thuyền đua từ 12-14, bao gồm 10-12 tay chèo, một người cầm lái (còn gọi là "phách mũi" và một người tát nước). Các đội chuẩn bị sẵn bó đóm và niêu cơm, vừa chèo, vừa nấu trong tiếng trống, tiếng cổ vũ reo hò của người dân hai bên bờ sông.Một trong những màn thi đấu vui nhộn thu hút sự quan tâm của du khách thập phương về dự hội là màn nấu cơm trên thuyền và bị đối thủ hắt nước vào làm tắt lửa.Đội nào không khéo, để đội bạn té nước, làm tắt lửa phải nhóm lại sẽ dễ bị cơm sống. Hết thời gian quy định, các niêu cơm được đem về để ban giám khảo chấm và trao giải.Kết quả, phần giải nhất thi nấu cơm thuộc về đội của thôn 4. Nhưng không may cho họ, thuyền bị lật giữa sông ngay sau đó.Chiếc thuyền chìm dần còn mái chèo nổi lênh đênh. Rất may con sông này không sâu, mọi người có thể lội được.Niêu cơm kịp được vớt lên khi thuyền đang chìm dần, vỡ thành nhiều mảnh. Còn du khách và người dân thi nhau sờ vào niêu cơm đoạt giải này để lấy may đầu năm.Tương tự là trò chơi bắt vịt trên sông. Sau khi vịt được tung xuống nước, các VĐV trên chải đua phải nhanh chóng nhảy xuống bắt. Cùng lúc đó, các thành viên còn lại của đội bạn liên tục té nước, gây khó khăn cho đối thủ.Tuy nhiên, chung cuộc không có đội nào bắt được vịt để giành chiến thắng mặc dù các vận động viên giàu kinh nghiệm cũng đã làm đủ mọi phương án. Hình ảnh lễ hội chùa Bạch Hào tại Hải Dương diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.
Lễ hội chùa Bạch Hào (có từ thời vua Trần Nhân Tông) được tổ chức vào mùng 6 tháng Giêng hàng năm với màn thi đấu như thi bơi chải, nấu cơm, bắt vịt trên một con sông lớn. Tuy nhiên, do kinh tế gặp nhiều khó khăn, gần đây vài năm một lần người dân mới tích góp được để tổ chức các trò chơi dân gian.
Tại lễ hội chùa Bạch Hào đầu xuân Đinh Dậu, có 4 đội của 4 làng tham gia tranh tài. Mỗi thôn cử ra một đội nam và một đội nữ.
Số VĐV trên mỗi thuyền đua từ 12-14, bao gồm 10-12 tay chèo, một người cầm lái (còn gọi là "phách mũi" và một người tát nước). Các đội chuẩn bị sẵn bó đóm và niêu cơm, vừa chèo, vừa nấu trong tiếng trống, tiếng cổ vũ reo hò của người dân hai bên bờ sông.
Một trong những màn thi đấu vui nhộn thu hút sự quan tâm của du khách thập phương về dự hội là màn nấu cơm trên thuyền và bị đối thủ hắt nước vào làm tắt lửa.
Đội nào không khéo, để đội bạn té nước, làm tắt lửa phải nhóm lại sẽ dễ bị cơm sống. Hết thời gian quy định, các niêu cơm được đem về để ban giám khảo chấm và trao giải.
Kết quả, phần giải nhất thi nấu cơm thuộc về đội của thôn 4. Nhưng không may cho họ, thuyền bị lật giữa sông ngay sau đó.
Chiếc thuyền chìm dần còn mái chèo nổi lênh đênh. Rất may con sông này không sâu, mọi người có thể lội được.
Niêu cơm kịp được vớt lên khi thuyền đang chìm dần, vỡ thành nhiều mảnh. Còn du khách và người dân thi nhau sờ vào niêu cơm đoạt giải này để lấy may đầu năm.
Tương tự là trò chơi bắt vịt trên sông. Sau khi vịt được tung xuống nước, các VĐV trên chải đua phải nhanh chóng nhảy xuống bắt. Cùng lúc đó, các thành viên còn lại của đội bạn liên tục té nước, gây khó khăn cho đối thủ.
Tuy nhiên, chung cuộc không có đội nào bắt được vịt để giành chiến thắng mặc dù các vận động viên giàu kinh nghiệm cũng đã làm đủ mọi phương án. Hình ảnh lễ hội chùa Bạch Hào tại Hải Dương diễn ra sôi nổi, hấp dẫn.