Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm ngày 20/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay thời gian tới sẽ thực hiện một số sự án để tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô. Trong đó, Hà Nội sẽ khôi phục 127 vòm cầu bị bịt kín ở phố Phùng Hưng (Hà Nội).“Việc đục thông vòm cầu không chỉ tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô, kích cầu du lịch; mà còn giải quyết nhu cầu đi lại và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là tại phố Gầm Cầu nhỏ hẹp, mặt đường xuống cấp, không có hệ thống thoát nước, gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt của người dân,” ông Nguyễn Đức Chung nói.Một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm. Ảnh vòm cầu phía đầu ga Long Biên.Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).Xen kẽ với các vòm cầu là ba cây cầu qua phố Nguyễn Thiệp, phố Hàng Lược và phố Phùng Hưng.Mỗi vòm cầu đều được đánh số. Vòm sát với mố cầu Long Biên bên bờ sông Hồng phía Hà Nội là vòm số 131.Những năm thập kỷ 70, nhiều người vô gia cư, buôn bán đã dùng các vòm cầu để làm nơi sinh sống. Từ đó, 127 vòm cầu này đã bị bịt kín.Trong 4 vòm cầu giữ nguyên, không bị bịt có vòm cầu ở Ngõ Hàng Hương - một ngõ nhỏ nối giữa Phùng Hưng và Lý Nam Đế.Kết cấu của vòm cầu bằng xây bằng đá hộc chắc chắn.Nhiều người dân thường ngồi ngay dưới cổng vòm để bàn chuyện vì khu vực này khá mát mẻ.Đằng sau cổng vòm cầu dẫn ở ngõ Hàng Hương là nhiều cửa hàng kinh doanh của người dân. Một người dân tại đây cho hay: "Tôi ủng hộ việc đục các ô vòm dẫn bị bịt. Nhưng làm sao để đảm bảo sạch sẽ, an ninh trật tự vì trước đây, nhiều người vạ vật ở cổng vòm, gây mất mĩ quan lắm".Vòm cầu số 122, sát ga Long Biên là lối dẫn đến khu chợ Đồng Xuân (Hà Nội).Hiện tại, quanh các khu vòm cầu là nơi người dân tập kết hàng hóa buôn bán, điểm khai thác trông giữ xe.Dọc tuyến phố từ Phùng Hưng có 3 bãi gửi xe được cấp phép khai thác.Vòm cầu khu phố Gầm Cầu là nơi kinh doanh, buôn bán của nhiều hộ dân. Con phố này được dân du lịch đánh giá là một trong những phố ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội.Đầu phố Gầm Cầu có trạm tuần tra, khai báo tạm trú của phường Hàng Giấy.Mặt sau vòm cầu phố Gầm Cầu là các kiot nhỏ, kinh doanh giày dép.Hay tập kết hàng hóa buôn bán của người dân.Anh Bùi Vĩnh Hà (công an trật tự phường Hàng Mã - Hà Nội) chia sẻ: "Việc đục thông 127 vòm cầu này là ý tưởng mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cũng giúp thay đổi cảnh quan khu vực đẹp hơn".Hình ảnh các vòm cầu khu vực phố Gầm Cầu trước khi sắp bị phá dỡ.
Trong buổi tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm ngày 20/6, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho hay thời gian tới sẽ thực hiện một số sự án để tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô. Trong đó, Hà Nội sẽ khôi phục 127 vòm cầu bị bịt kín ở phố Phùng Hưng (Hà Nội).
“Việc đục thông vòm cầu không chỉ tạo thêm không gian sinh hoạt văn hóa cho người dân Thủ đô, kích cầu du lịch; mà còn giải quyết nhu cầu đi lại và sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt là tại phố Gầm Cầu nhỏ hẹp, mặt đường xuống cấp, không có hệ thống thoát nước, gây khó khăn cho việc đi lại và sinh hoạt của người dân,” ông Nguyễn Đức Chung nói.
Một con dốc dài khoảng nửa cây số bắt đầu từ đầu Trần Phú - Phùng Hưng đến ga Long Biên, với 131 vòm cầu liên tiếp nhau bằng vật liệu xi măng đá hộc đã được Nha công chính Đông Dương xây dựng cách đây cả trăm năm. Ảnh vòm cầu phía đầu ga Long Biên.
Các vòm cầu này là trụ đỡ cho tuyến đường sắt (do hai hãng Daydé và Pillé - Pháp xây dựng từ 1898-1902) về ga Long Biên (có thời gian dài còn gọi là ga Đầu Cầu).
Xen kẽ với các vòm cầu là ba cây cầu qua phố Nguyễn Thiệp, phố Hàng Lược và phố Phùng Hưng.
Mỗi vòm cầu đều được đánh số. Vòm sát với mố cầu Long Biên bên bờ sông Hồng phía Hà Nội là vòm số 131.
Những năm thập kỷ 70, nhiều người vô gia cư, buôn bán đã dùng các vòm cầu để làm nơi sinh sống. Từ đó, 127 vòm cầu này đã bị bịt kín.
Trong 4 vòm cầu giữ nguyên, không bị bịt có vòm cầu ở Ngõ Hàng Hương - một ngõ nhỏ nối giữa Phùng Hưng và Lý Nam Đế.
Kết cấu của vòm cầu bằng xây bằng đá hộc chắc chắn.
Nhiều người dân thường ngồi ngay dưới cổng vòm để bàn chuyện vì khu vực này khá mát mẻ.
Đằng sau cổng vòm cầu dẫn ở ngõ Hàng Hương là nhiều cửa hàng kinh doanh của người dân. Một người dân tại đây cho hay: "Tôi ủng hộ việc đục các ô vòm dẫn bị bịt. Nhưng làm sao để đảm bảo sạch sẽ, an ninh trật tự vì trước đây, nhiều người vạ vật ở cổng vòm, gây mất mĩ quan lắm".
Vòm cầu số 122, sát ga Long Biên là lối dẫn đến khu chợ Đồng Xuân (Hà Nội).
Hiện tại, quanh các khu vòm cầu là nơi người dân tập kết hàng hóa buôn bán, điểm khai thác trông giữ xe.
Dọc tuyến phố từ Phùng Hưng có 3 bãi gửi xe được cấp phép khai thác.
Vòm cầu khu phố Gầm Cầu là nơi kinh doanh, buôn bán của nhiều hộ dân. Con phố này được dân du lịch đánh giá là một trong những phố ẩm thực nổi tiếng của Hà Nội.
Đầu phố Gầm Cầu có trạm tuần tra, khai báo tạm trú của phường Hàng Giấy.
Mặt sau vòm cầu phố Gầm Cầu là các kiot nhỏ, kinh doanh giày dép.
Hay tập kết hàng hóa buôn bán của người dân.
Anh Bùi Vĩnh Hà (công an trật tự phường Hàng Mã - Hà Nội) chia sẻ: "Việc đục thông 127 vòm cầu này là ý tưởng mang lại nhiều lợi ích cho người dân và cũng giúp thay đổi cảnh quan khu vực đẹp hơn".
Hình ảnh các vòm cầu khu vực phố Gầm Cầu trước khi sắp bị phá dỡ.