Theo lệ làng, đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ rước ông Lợn ở làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại tưng bừng diễn ra, thu hút hàng nghìn người tham dự.17 “ông Lợn” của các thôn tại làng La Phù có trọng lượng ít nhất gần 200kg, nhiều nhất lên đến hơn 300kg được người dân rước kiệu, trang trí đẹp mắt dâng tế Thành Hoàng của làng.Theo sử sách ghi lại thì hội rước lợn ông Lợn là để tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ Sáu. Tương truyền, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng Tĩnh Quốc Tam Lang để ông khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Để tỏ lòng biết ơn, người dân gọi ông là Thành Hoàng và hàng năm đều tổ chức lễ rước ông Lợn để tỏ lòng thành kính .Những ông Lợn phải đạt tiêu chuẩn rất khắt khe mới được tham gia lễ rước lên đình làng.Lợn phải được trang trí đẹp, lớp da sạch sẽ, không có vết thâm. Ông Lợn nào đẹp nhất sẽ được đặt phía trong cùng, sát nơi thờ Thành Hoàng làng.Các ông Lợn trong buổi lễ được phủ một lớp mỡ chài (mỡ mỏng phủ trong khoang bụng chung quanh dạ dày lợn) của chính ông Lợn đó. Lớp mỡ càng được bóc khéo léo càng đẹp và dính liền với nhau.Các phần chân, tai, mắt, mũi... của ông Lợn đều được trang trí sao cho bắt mắt. Trong quá trình nuôi, các “ông” lợn được chăm sóc cận thận, ăn thức ăn sạch như cháo gạo tám, uống nước mía, được mắc màn tránh muỗi và dùng điều hòa để đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Nếu “ông” lợn bị ốm, gia đình nhận nuôi phải làm lễ ra đình xin Thành Hoàng để được tai qua nạn khỏi.Theo chia sẻ của người dân địa phương, những gia đình được chọn nuôi ông Lợn cho lễ rước độc đáo này đều được tuyển chọn, gia đình êm ấm, thuận hòa. Ngay sau lễ rước đêm ngày 13, rạng sáng 14 tháng giêng, gia chủ được chọn để nuôi ông Lợn cho năm sau sẽ bắt tay ngay vào việc chọn giống và kỳ công chăm sóc lợn.Ngoài dâng lợn tế, người dân trong làng còn dâng các lễ lên đình làng, cầu một năm sung túc, may mắn.Đồ lễ gồm hương án, hoa quả, mâm xôi, bộ nội tâm. Các ông Lợn đều có kiệu khiêng, phía trên che lọng để đưa ra đình làm lễ.Khoảng 10h đêm đến 1 giờ sáng, các cụ cao niên làm lễ cúng Thành Hoàng làng. Tới 7 giờ sáng hôm sau, những gia chủ có lợn tế lễ sẽ làm thịt và tán lộc cho những người dân trong thôn.Lễ rước ông Lợn thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng vì nét độc đáo và những ý nghĩa văn hóa tinh thần sâu sắc.Gần 12h đêm, dòng người đổ đến đình làng La Phù để xem lễ rước ông Lợn càng đông.Ai cũng muốn lưu giữ lại những bức hình về lễ hội độc đáo của làng La Phù.Lối vào đình làng dài 2km chật cứng người đi xem hội. Không ít người từ các vùng khác cũng đến La Phù để xem các ông Lợn khổng lồ.Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra song song với lễ rước ông Lợn ở làng La Phù.
Theo lệ làng, đêm ngày 13, rạng sáng ngày 14 tháng Giêng hàng năm, lễ rước ông Lợn ở làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại tưng bừng diễn ra, thu hút hàng nghìn người tham dự.
17 “ông Lợn” của các thôn tại làng La Phù có trọng lượng ít nhất gần 200kg, nhiều nhất lên đến hơn 300kg được người dân rước kiệu, trang trí đẹp mắt dâng tế Thành Hoàng của làng.
Theo sử sách ghi lại thì hội rước lợn ông Lợn là để tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang thời Hùng Duệ Vương thứ Sáu. Tương truyền, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng Tĩnh Quốc Tam Lang để ông khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Để tỏ lòng biết ơn, người dân gọi ông là Thành Hoàng và hàng năm đều tổ chức lễ rước ông Lợn để tỏ lòng thành kính .
Những ông Lợn phải đạt tiêu chuẩn rất khắt khe mới được tham gia lễ rước lên đình làng.
Lợn phải được trang trí đẹp, lớp da sạch sẽ, không có vết thâm. Ông Lợn nào đẹp nhất sẽ được đặt phía trong cùng, sát nơi thờ Thành Hoàng làng.
Các ông Lợn trong buổi lễ được phủ một lớp mỡ chài (mỡ mỏng phủ trong khoang bụng chung quanh dạ dày lợn) của chính ông Lợn đó. Lớp mỡ càng được bóc khéo léo càng đẹp và dính liền với nhau.
Các phần chân, tai, mắt, mũi... của ông Lợn đều được trang trí sao cho bắt mắt. Trong quá trình nuôi, các “ông” lợn được chăm sóc cận thận, ăn thức ăn sạch như cháo gạo tám, uống nước mía, được mắc màn tránh muỗi và dùng điều hòa để đảm bảo nhiệt độ phù hợp. Nếu “ông” lợn bị ốm, gia đình nhận nuôi phải làm lễ ra đình xin Thành Hoàng để được tai qua nạn khỏi.
Theo chia sẻ của người dân địa phương, những gia đình được chọn nuôi ông Lợn cho lễ rước độc đáo này đều được tuyển chọn, gia đình êm ấm, thuận hòa. Ngay sau lễ rước đêm ngày 13, rạng sáng 14 tháng giêng, gia chủ được chọn để nuôi ông Lợn cho năm sau sẽ bắt tay ngay vào việc chọn giống và kỳ công chăm sóc lợn.
Ngoài dâng lợn tế, người dân trong làng còn dâng các lễ lên đình làng, cầu một năm sung túc, may mắn.
Đồ lễ gồm hương án, hoa quả, mâm xôi, bộ nội tâm. Các ông Lợn đều có kiệu khiêng, phía trên che lọng để đưa ra đình làm lễ.
Khoảng 10h đêm đến 1 giờ sáng, các cụ cao niên làm lễ cúng Thành Hoàng làng. Tới 7 giờ sáng hôm sau, những gia chủ có lợn tế lễ sẽ làm thịt và tán lộc cho những người dân trong thôn.
Lễ rước ông Lợn thu hút nhiều người đến chiêm ngưỡng vì nét độc đáo và những ý nghĩa văn hóa tinh thần sâu sắc.
Gần 12h đêm, dòng người đổ đến đình làng La Phù để xem lễ rước ông Lợn càng đông.
Ai cũng muốn lưu giữ lại những bức hình về lễ hội độc đáo của làng La Phù.
Lối vào đình làng dài 2km chật cứng người đi xem hội. Không ít người từ các vùng khác cũng đến La Phù để xem các ông Lợn khổng lồ.
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc diễn ra song song với lễ rước ông Lợn ở làng La Phù.