Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải chùm ảnh tập hợp các hình ảnh hoạt động bắn đạn thật của lực lượng pháo phòng không của Quân đội Trung Quốc. Đáng lưu ý, loại pháo xuất hiện trong tập trận chủ yếu là các loại pháo kiểu cũ được coi là đã lỗi thời. Mặc dù, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần giới thiệu thành tựu hệ thống pháo kéo, pháo tự hành phòng không thế hệ mới nhưng dường như mọi thứ chưa hoàn thiện hoặc chưa đủ để thay thế hoàn toàn hệ pháo kiểu cũ.
Trong ảnh là một khẩu pháo phòng không Type 59 57mm được Trung Quốc sản xuất dựa trên khẩu S-60 57mm của Liên Xô. Pháo Type 59 bắt đầu đưa vào phục vụ từ năm 1965 cho tới tận ngày nay vẫn chưa có dấu hiệu Trung Quốc loại biên chế toàn bộ loại pháo kiểu cũ này.
Pháo Type 59 trang bị một nòng pháo cỡ 57mm có thể dẫn bắn bằng radar hoặc khí tài quang học với tầm bắn tương ứng là 6km và 4km.
Việc vận hành bắn pháo hoàn toàn bằng sức người nên tốc độ bắn không quá nhanh. Hiện nay, Trung Quốc được cho là đã cải tiến trang bị hệ thống nạp tự động cho phép nâng tốc độ bắn từ 50-60 phát/phút lên 100-120 phát/phút.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cải tiến trang bị thêm cò điện cho phép nhiều khẩu bắn đồng loại vào vùng mục tiêu. Việc này đem lại xác suất trúng mục tiêu một cách chuẩn xác hơn rất nhiều. Vì trong nguyên tắc sử dụng pháo phòng không, bắn càng nhiều đạn thì sẽ tạo ra mật độ hoả lực cao giúp xác suất trúng cao hơn rất nhiều.
Ngoài khẩu Type 59, Trung Quốc còn duy trì khẩu Type 65 cỡ nòng 37mm sao chép, cải tiến từ khẩu M1939 của Liên Xô chế tạo từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Theo đó, khẩu M1939 chỉ có một nòng pháo 37mm thì với Type 65 đã "nhân" thành 2 nòng pháo 37mm (tầm bắn 3,5km).
Khẩu Type 59 khai hỏa tạo ra “quầng lửa” lớn trong cuộc tập trận. Khi cần, Type 59 và Type 65 đều có thể hạ nòng bắn thẳng diệt bộ binh tập trung, xe bọc thép hạng nhẹ.
Mới đây, Thời báo Hoàn Cầu đăng tải chùm ảnh tập hợp các hình ảnh hoạt động bắn đạn thật của lực lượng pháo phòng không của Quân đội Trung Quốc. Đáng lưu ý, loại pháo xuất hiện trong tập trận chủ yếu là các loại pháo kiểu cũ được coi là đã lỗi thời. Mặc dù, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã nhiều lần giới thiệu thành tựu hệ thống pháo kéo, pháo tự hành phòng không thế hệ mới nhưng dường như mọi thứ chưa hoàn thiện hoặc chưa đủ để thay thế hoàn toàn hệ pháo kiểu cũ.
Trong ảnh là một khẩu pháo phòng không Type 59 57mm được Trung Quốc sản xuất dựa trên khẩu S-60 57mm của Liên Xô. Pháo Type 59 bắt đầu đưa vào phục vụ từ năm 1965 cho tới tận ngày nay vẫn chưa có dấu hiệu Trung Quốc loại biên chế toàn bộ loại pháo kiểu cũ này.
Pháo Type 59 trang bị một nòng pháo cỡ 57mm có thể dẫn bắn bằng radar hoặc khí tài quang học với tầm bắn tương ứng là 6km và 4km.
Việc vận hành bắn pháo hoàn toàn bằng sức người nên tốc độ bắn không quá nhanh. Hiện nay, Trung Quốc được cho là đã cải tiến trang bị hệ thống nạp tự động cho phép nâng tốc độ bắn từ 50-60 phát/phút lên 100-120 phát/phút.
Ngoài ra, Trung Quốc đã cải tiến trang bị thêm cò điện cho phép nhiều khẩu bắn đồng loại vào vùng mục tiêu. Việc này đem lại xác suất trúng mục tiêu một cách chuẩn xác hơn rất nhiều. Vì trong nguyên tắc sử dụng pháo phòng không, bắn càng nhiều đạn thì sẽ tạo ra mật độ hoả lực cao giúp xác suất trúng cao hơn rất nhiều.
Ngoài khẩu Type 59, Trung Quốc còn duy trì khẩu Type 65 cỡ nòng 37mm sao chép, cải tiến từ khẩu M1939 của Liên Xô chế tạo từ trước chiến tranh thế giới thứ 2. Theo đó, khẩu M1939 chỉ có một nòng pháo 37mm thì với Type 65 đã "nhân" thành 2 nòng pháo 37mm (tầm bắn 3,5km).
Khẩu Type 59 khai hỏa tạo ra “quầng lửa” lớn trong cuộc tập trận.
Khi cần, Type 59 và Type 65 đều có thể hạ nòng bắn thẳng diệt bộ binh tập trung, xe bọc thép hạng nhẹ.