Mới đây, tại triển lãm MAKS-2015, Nga đã chính thức giới thiệu mẫu trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1. Việc giới thiệu loại vũ khí này tại MAKS-2015 cho thấy nước Nga sẵn sàng xuất khẩu loại phương tiện chiến tranh đặc biệt này ra nước ngoài. Vì thấy, Mi-8MTPR-1 có thể là ứng viên sáng giá nếu Việt Nam muốn nâng cao khả năng tác chiến điện tử của mình trong tương lai.Mi-8MTPR-1 được phát triển trên khung gầm cơ sở mẫu trực thăng đa năng Mi-8MTV5-1 tích hợp hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV cho khả năng gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar, thiết bị định vị và các hệ thống điện tử khác trong các tổ hợp phòng không của đối phương từ khoảng cách hàng trăm km.Hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV tích hợp trên Mi-8 được trang bị một ăng-ten mảng đa chùm sử dụng công nghệ DRFM, thiết kế để có thể gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar phòng không cũng như các thiết bị dẫn đường cho tên lửa phòng không của đối phương.Một khi được triển khai, Richag-AV có thể phá vỡ hoàn toàn bất cứ hệ thống phòng không nào thậm chí kể cả tổ hợp tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot của Quân đội Mỹ.Ngoài khả năng hoạt động như một hệ thống gây nhiễu điện tử, Richag-AV còn có thể được sử dụng như một hệ thống trinh sát điện tử bằng cách dò tìm ra các nguồn bức xạ điện từ xuất hiện từ bên ngoài. Qua đó, có thể nhanh chóng xác định các loại mục tiêu hay thiết bị hoạt động trong khu vực, giúp kíp vận hành Richag-AV đưa ra các biện pháp áp chế điện tử hiệu quả.Cận cảnh thành phần thiết bị thuộc Richag-AV trên trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1.Có thể nói, tính năng của Mi-8MTPR-1 là rất hữu ích, giá cả phải chăng, dễ bảo dưỡng máy bay khi Mi-8 là trực thăng dùng phổ biến trên thế giới (Việt Nam đang dùng chủ yếu loại này). Ngoài thay đổi bên trong máy bay phù hợp với nhiệm vụ tác chiến điện tử, cơ bản thì Mi-8MTPR-1 dùng động cơ của Mi-8MTV-5 gồm hai chiếc Klimov TV3-117VM cho tốc độ bay 250km/h, tầm bay 465km.
Mới đây, tại triển lãm MAKS-2015, Nga đã chính thức giới thiệu mẫu trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1. Việc giới thiệu loại vũ khí này tại MAKS-2015 cho thấy nước Nga sẵn sàng xuất khẩu loại phương tiện chiến tranh đặc biệt này ra nước ngoài. Vì thấy, Mi-8MTPR-1 có thể là ứng viên sáng giá nếu Việt Nam muốn nâng cao khả năng tác chiến điện tử của mình trong tương lai.
Mi-8MTPR-1 được phát triển trên khung gầm cơ sở mẫu trực thăng đa năng Mi-8MTV5-1 tích hợp hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV cho khả năng gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar, thiết bị định vị và các hệ thống điện tử khác trong các tổ hợp phòng không của đối phương từ khoảng cách hàng trăm km.
Hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV tích hợp trên Mi-8 được trang bị một ăng-ten mảng đa chùm sử dụng công nghệ DRFM, thiết kế để có thể gây nhiễu và vô hiệu hóa hệ thống radar phòng không cũng như các thiết bị dẫn đường cho tên lửa phòng không của đối phương.
Một khi được triển khai, Richag-AV có thể phá vỡ hoàn toàn bất cứ hệ thống phòng không nào thậm chí kể cả tổ hợp tên lửa đánh chặn MIM-104 Patriot của Quân đội Mỹ.
Ngoài khả năng hoạt động như một hệ thống gây nhiễu điện tử, Richag-AV còn có thể được sử dụng như một hệ thống trinh sát điện tử bằng cách dò tìm ra các nguồn bức xạ điện từ xuất hiện từ bên ngoài. Qua đó, có thể nhanh chóng xác định các loại mục tiêu hay thiết bị hoạt động trong khu vực, giúp kíp vận hành Richag-AV đưa ra các biện pháp áp chế điện tử hiệu quả.
Cận cảnh thành phần thiết bị thuộc Richag-AV trên trực thăng tác chiến điện tử Mi-8MTPR-1.
Có thể nói, tính năng của Mi-8MTPR-1 là rất hữu ích, giá cả phải chăng, dễ bảo dưỡng máy bay khi Mi-8 là trực thăng dùng phổ biến trên thế giới (Việt Nam đang dùng chủ yếu loại này). Ngoài thay đổi bên trong máy bay phù hợp với nhiệm vụ tác chiến điện tử, cơ bản thì Mi-8MTPR-1 dùng động cơ của Mi-8MTV-5 gồm hai chiếc Klimov TV3-117VM cho tốc độ bay 250km/h, tầm bay 465km.