Yakovlev Yak-3 là mẫu chiến đấu cơ được Không quân Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II và cũng là một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất thế giới khi đó. Với số lượng được sản xuất chỉ khoảng 4.848 chiếc nhưng Yak-3 được đánh giá cao hơn cả những mẫu chiến đấu cơ nổi tiếng cùng thời như P-51 Mustang hay Supermarine Spitfire. Chiến đấu cơ Yak-3 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào tháng 4/1941 lúc này vẫn với cái tên là I-30 một biến thể nâng cấp của Yak-1. Nhưng mãi đến năm 1944 khi cuộc chiến đã gần trong giai đoạn kết thúc Yak-3 mới được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị tuy nhiên chừng đó cũng đã là quá đủ để nó thể hiện khả năng của mình.Mẫu chiến đấu cơ này được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ chiến thuật bay tầm thấp trên chiến trường ở độ cao dưới 4.000m. Với thiết kế nhỏ gọn hơn Yak-9 nhưng được trang bị động cơ tương tự giúp Yak-3 trở thành một mũi tên thật sự trên không. Nó cũng rất dễ điều khiển cho cả phi công mới và phi công kỳ cựu.Hai hạn chế lớn nhất đối với Yak-3 là nó có tầm hoạt động ngắn và phần khung thân bằng gỗ không chịu được các tác động vật lý bên ngoài khi máy bay đạt tới tốc độ cực đại. Trong khi đó Yak-3 lại được trang bị động cơ Klimov M-105 PF-2 biến thể cuối cùng của dòng động cơ Klimov M-105 cho phép máy bay đạt tới tốc độ 655km/h.Những chiếc tiêm kích Yak-3 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Liên Xô là vào mùa hè 1944 và được trang bị cho phi đội máy bay chiến đấu IAP số 91 thuộc đơn vị không quân số 2 Liên Xô. Trong giai đoạn từ năm 1944 đến khi chiến tranh kết thúc, các trung đoàn không quân Liên Xô được trang bị Yak-3 đã thực hiện 431 phi vụ bắn hạ 20 máy bay chiến đấu cùng ba máy bay ném bom Ju 87 của Không quân Đức và chỉ để mất 2 chiếc Yak-3.Trận không chiến nổi tiếng nhất của Yak-3 là vào ngày 16/6/1944 khi phi đội 18 chiếc Yak-3 của Liên Xô đối đầu với phi đội gồm 24 máy bay chiến đấu các loại của Đức. Sau nhiều giờ giao chiến Đức chịu tổn thất nặng nề với 15 máy bay bị bắn hạ, số còn lại bỏ chạy trong khi đó phi đội Yak-3 chỉ mất 1 chiếc và một chiếc khác bị hư hỏng nặng nhưng vẫn bay về được căn cứ. Mọi hoạt động của Không quân Đức khi đó ngay lập tức bị tạm hoãn cho tới tận ngày hôm sau.Chỉ một tháng sau đó vào ngày 17/7/1944, một phi đội chỉ với 8 chiếc Yak-3 đã khiến phi đội gồm 60 máy bay các loại của Đức hoảng loạn trên không và kết cục tất yếu là ba chiếc Ju 87 cùng bốn chiếc Bf 109 của Đức bị bắn hạ, trong khi đó Yak-3 không mất chiếc nào. Ngay sau trận không chiến này Không quân Đức đã ban hành lệnh hạn chế chiến đấu dưới độ cao 5.000m.Năm 1944, Yak-3 cũng được Liên Xô viện trợ cho phi đội Normandie-Niemen của Pháp và nó nhanh chóng thể hiện được sức mạnh của mình. Marcel Albert - Phi công Ace của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ II đánh giá Yak-3 vượt trội hơn cả những chiếc P-51D Mustang của Mỹ và Supermarine Spitfire của Anh.Bên cạnh sức mạnh động cơ những chiếc Yak-3 cũng được trang bị hệ thống vũ khí khá tốt gồm 1 pháo ShVAK 20mm với khả năng mang theo 150 viên đạn hoặc hai súng máy 12.7mm Berezin UBS với đạn nổ mảnh.Sau chiến tranh Yak-3 tiếp tục phục vụ một thời gian ngắn trong Không quân Liên Xô, Không quân Ba Lan và Không quân Nam Tư đến năm 1952 nó mới ngưng hoạt động hoàn toàn.
Yakovlev Yak-3 là mẫu chiến đấu cơ được Không quân Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ II và cũng là một trong những dòng máy bay chiến đấu thành công nhất thế giới khi đó. Với số lượng được sản xuất chỉ khoảng 4.848 chiếc nhưng Yak-3 được đánh giá cao hơn cả những mẫu chiến đấu cơ nổi tiếng cùng thời như P-51 Mustang hay Supermarine Spitfire.
Chiến đấu cơ Yak-3 thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của mình vào tháng 4/1941 lúc này vẫn với cái tên là I-30 một biến thể nâng cấp của Yak-1. Nhưng mãi đến năm 1944 khi cuộc chiến đã gần trong giai đoạn kết thúc Yak-3 mới được Không quân Liên Xô đưa vào trang bị tuy nhiên chừng đó cũng đã là quá đủ để nó thể hiện khả năng của mình.
Mẫu chiến đấu cơ này được sử dụng chủ yếu cho các nhiệm vụ chiến thuật bay tầm thấp trên chiến trường ở độ cao dưới 4.000m. Với thiết kế nhỏ gọn hơn Yak-9 nhưng được trang bị động cơ tương tự giúp Yak-3 trở thành một mũi tên thật sự trên không. Nó cũng rất dễ điều khiển cho cả phi công mới và phi công kỳ cựu.
Hai hạn chế lớn nhất đối với Yak-3 là nó có tầm hoạt động ngắn và phần khung thân bằng gỗ không chịu được các tác động vật lý bên ngoài khi máy bay đạt tới tốc độ cực đại. Trong khi đó Yak-3 lại được trang bị động cơ Klimov M-105 PF-2 biến thể cuối cùng của dòng động cơ Klimov M-105 cho phép máy bay đạt tới tốc độ 655km/h.
Những chiếc tiêm kích Yak-3 đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Liên Xô là vào mùa hè 1944 và được trang bị cho phi đội máy bay chiến đấu IAP số 91 thuộc đơn vị không quân số 2 Liên Xô. Trong giai đoạn từ năm 1944 đến khi chiến tranh kết thúc, các trung đoàn không quân Liên Xô được trang bị Yak-3 đã thực hiện 431 phi vụ bắn hạ 20 máy bay chiến đấu cùng ba máy bay ném bom Ju 87 của Không quân Đức và chỉ để mất 2 chiếc Yak-3.
Trận không chiến nổi tiếng nhất của Yak-3 là vào ngày 16/6/1944 khi phi đội 18 chiếc Yak-3 của Liên Xô đối đầu với phi đội gồm 24 máy bay chiến đấu các loại của Đức. Sau nhiều giờ giao chiến Đức chịu tổn thất nặng nề với 15 máy bay bị bắn hạ, số còn lại bỏ chạy trong khi đó phi đội Yak-3 chỉ mất 1 chiếc và một chiếc khác bị hư hỏng nặng nhưng vẫn bay về được căn cứ. Mọi hoạt động của Không quân Đức khi đó ngay lập tức bị tạm hoãn cho tới tận ngày hôm sau.
Chỉ một tháng sau đó vào ngày 17/7/1944, một phi đội chỉ với 8 chiếc Yak-3 đã khiến phi đội gồm 60 máy bay các loại của Đức hoảng loạn trên không và kết cục tất yếu là ba chiếc Ju 87 cùng bốn chiếc Bf 109 của Đức bị bắn hạ, trong khi đó Yak-3 không mất chiếc nào. Ngay sau trận không chiến này Không quân Đức đã ban hành lệnh hạn chế chiến đấu dưới độ cao 5.000m.
Năm 1944, Yak-3 cũng được Liên Xô viện trợ cho phi đội Normandie-Niemen của Pháp và nó nhanh chóng thể hiện được sức mạnh của mình. Marcel Albert - Phi công Ace của Pháp trong Chiến tranh Thế giới thứ II đánh giá Yak-3 vượt trội hơn cả những chiếc P-51D Mustang của Mỹ và Supermarine Spitfire của Anh.
Bên cạnh sức mạnh động cơ những chiếc Yak-3 cũng được trang bị hệ thống vũ khí khá tốt gồm 1 pháo ShVAK 20mm với khả năng mang theo 150 viên đạn hoặc hai súng máy 12.7mm Berezin UBS với đạn nổ mảnh.
Sau chiến tranh Yak-3 tiếp tục phục vụ một thời gian ngắn trong Không quân Liên Xô, Không quân Ba Lan và Không quân Nam Tư đến năm 1952 nó mới ngưng hoạt động hoàn toàn.