Sau hàng chục năm phấn đấu bền bỉ, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hôm nay đã đạt vô số thành tựu nổi bật trong việc sửa chữa, tăng hạn phục vụ các loại vũ khí đang sử dụng và chế tạo vũ khí mới. Đáng lưu ý, trong lĩnh vực đảm bảo kỹ thuật cho bộ đội phòng không, CNQP Việt Nam nói chung và nhà máy A29 nói riêng đã đạt tiến bộ vượt bậc, làm chủ công nghệ sửa chữa phần lớn các loại radar, tên lửa, pháo có trong biên chế.Nhà máy A29 (Cục Kỹ thuật) là trung tâm sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) phòng không cho các đơn vị phía Nam của Quân chủng Phòng không – Không quân.Trả lời báo PK-KQ, đồng chí Thượng tá Trương Đắc Tuấn - Trưởng Phòng Kỹ thuật Nhà máy cho biết, Hiện nay, về cơ bản Nhà máy vẫn tổ chức sửa chữa các loại trang bị kỹ thuật truyền thống như tên lửa S75-M3, S-125, tên lửa vác vai A72; Ra đa P16, P18, P19, P37; Pháo phòng không 37mm, 57mm; ZSU23...Những dây chuyền công nghệ được trang bị trước đây hiện vẫn được khai thác một cách có hiệu quả. Đặc biệt là các giá thử công nghệ cao dùng để sửa chữa các vũ khí trang bị nói trên trước đây phụ thuộc vào các đối tác, khi có hỏng hóc Nhà máy phải phối hợp với đối tác để sửa chữa thì hiện nay đơn vị đã hoàn toàn làm chủ và vận hành có hiệu quả. Ảnh: Cán bộ nhà máy kiểm tra kỹ thuật đài radar cảnh báo sớm P35.Năm 2015, Nhà máy đã triển khai sửa chữa 36/37 mặt hàng quốc phòng (đạt 97,29% kế hoạch); 6 tháng đầu năm 2016, Nhà máy đã triển khai thực hiện 25/35 mặt hàng quốc phòng theo chỉ tiêu pháp lệnh Quân chủng giao (đạt 71,42% kế hoạch năm). Chất lượng sửa chữa được đảm bảo, kể cả các sản phẩm sửa chữa cơ động và trên các dây chuyền.Về cơ sở hạ tầng, năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Nhà máy A29 đã đầu tư củng cố, sửa chữa trên 7.000m2 nhà xưởng với các hạng mục nâng cấp mặt bằng công nghệ; lắp đặt thêm trang thiết bị như máy lạnh, bàn, tủ, giá kệ, hệ thống thông gió, chiếu sáng; củng cố hệ thống cấp nước sạch và thoát nước…Ảnh: Cán bộ A29 kiểm tra anten của đài điều khiển hỏa lực SNR-75 của tổ hợp tên lửa đất đối không S75-M3 Volga 2.…Đến nay, tất cả các xưởng trong Nhà máy đều được nâng cấp. Ngoài ra, Nhà máy còn đầu tư xây mới 1 sân bãi thử nghiệm khí tài rộng 12.000 m2, xây mới kho để vật tư vô tuyến rộng 300m2. Tổng số vốn đầu tư cho các hạng mục lên tới trên 30 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của Nhà máy. Ảnh: Công nhân A29 sửa chữa khẩu pháo phòng không 37mm.Bắn thử nghiệm pháo phòng không 57mm S-60 tại bãi thử của nhà máy.Các loại pháo phòng không 37mm, 57mm của quân đội ta đều đã có tuổi đời hàng chục năm, vì vậy việc bảo dưỡng sửa chữa là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu.Ảnh: Cán bộ nhà máy A29 kiểm tra sửa chữa khẩu pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.Kiểm tra đạn tên lửa đất đối không S-125 Pechora.Sơn mới những bệ phóng tên lửa vác vai A72 trước khi trả về đơn vị.Những “bàn tay vàng” của nhà máy A29 đã góp phần cho “rồng lửa Thăng Long” vẫn hùng dũng tiến vào bầu trời.Bên cạnh việc sửa chữa khí tài cũ do Liên Xô cung cấp, hiện nay nhà máy đã được đầu tư nhiều trang bị mới nhằm phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa các loại khí tài hiện đại. Ví dụ như, vừa qua, Nhà máy A29 đã được trên đầu tư một số trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới gồm: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Véc tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật Ra đa 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới..Nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy đã kiểm tra, sửa chữa được 19 mô đun của khí tài tên lửa S300-PMU1; 7 mô đun Ra đa 36D6.
Sau hàng chục năm phấn đấu bền bỉ, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam hôm nay đã đạt vô số thành tựu nổi bật trong việc sửa chữa, tăng hạn phục vụ các loại vũ khí đang sử dụng và chế tạo vũ khí mới. Đáng lưu ý, trong lĩnh vực đảm bảo kỹ thuật cho bộ đội phòng không, CNQP Việt Nam nói chung và nhà máy A29 nói riêng đã đạt tiến bộ vượt bậc, làm chủ công nghệ sửa chữa phần lớn các loại radar, tên lửa, pháo có trong biên chế.
Nhà máy A29 (Cục Kỹ thuật) là trung tâm sửa chữa vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) phòng không cho các đơn vị phía Nam của Quân chủng Phòng không – Không quân.
Trả lời báo PK-KQ, đồng chí Thượng tá Trương Đắc Tuấn - Trưởng Phòng Kỹ thuật Nhà máy cho biết, Hiện nay, về cơ bản Nhà máy vẫn tổ chức sửa chữa các loại trang bị kỹ thuật truyền thống như tên lửa S75-M3, S-125, tên lửa vác vai A72; Ra đa P16, P18, P19, P37; Pháo phòng không 37mm, 57mm; ZSU23...
Những dây chuyền công nghệ được trang bị trước đây hiện vẫn được khai thác một cách có hiệu quả. Đặc biệt là các giá thử công nghệ cao dùng để sửa chữa các vũ khí trang bị nói trên trước đây phụ thuộc vào các đối tác, khi có hỏng hóc Nhà máy phải phối hợp với đối tác để sửa chữa thì hiện nay đơn vị đã hoàn toàn làm chủ và vận hành có hiệu quả. Ảnh: Cán bộ nhà máy kiểm tra kỹ thuật đài radar cảnh báo sớm P35.
Năm 2015, Nhà máy đã triển khai sửa chữa 36/37 mặt hàng quốc phòng (đạt 97,29% kế hoạch); 6 tháng đầu năm 2016, Nhà máy đã triển khai thực hiện 25/35 mặt hàng quốc phòng theo chỉ tiêu pháp lệnh Quân chủng giao (đạt 71,42% kế hoạch năm). Chất lượng sửa chữa được đảm bảo, kể cả các sản phẩm sửa chữa cơ động và trên các dây chuyền.
Về cơ sở hạ tầng, năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Nhà máy A29 đã đầu tư củng cố, sửa chữa trên 7.000m2 nhà xưởng với các hạng mục nâng cấp mặt bằng công nghệ; lắp đặt thêm trang thiết bị như máy lạnh, bàn, tủ, giá kệ, hệ thống thông gió, chiếu sáng; củng cố hệ thống cấp nước sạch và thoát nước…Ảnh: Cán bộ A29 kiểm tra anten của đài điều khiển hỏa lực SNR-75 của tổ hợp tên lửa đất đối không S75-M3 Volga 2.
…Đến nay, tất cả các xưởng trong Nhà máy đều được nâng cấp. Ngoài ra, Nhà máy còn đầu tư xây mới 1 sân bãi thử nghiệm khí tài rộng 12.000 m2, xây mới kho để vật tư vô tuyến rộng 300m2. Tổng số vốn đầu tư cho các hạng mục lên tới trên 30 tỷ đồng, góp phần nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ của Nhà máy. Ảnh: Công nhân A29 sửa chữa khẩu pháo phòng không 37mm.
Bắn thử nghiệm pháo phòng không 57mm S-60 tại bãi thử của nhà máy.
Các loại pháo phòng không 37mm, 57mm của quân đội ta đều đã có tuổi đời hàng chục năm, vì vậy việc bảo dưỡng sửa chữa là cực kỳ quan trọng nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu.
Ảnh: Cán bộ nhà máy A29 kiểm tra sửa chữa khẩu pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Kiểm tra đạn tên lửa đất đối không S-125 Pechora.
Sơn mới những bệ phóng tên lửa vác vai A72 trước khi trả về đơn vị.
Những “bàn tay vàng” của nhà máy A29 đã góp phần cho “rồng lửa Thăng Long” vẫn hùng dũng tiến vào bầu trời.
Bên cạnh việc sửa chữa khí tài cũ do Liên Xô cung cấp, hiện nay nhà máy đã được đầu tư nhiều trang bị mới nhằm phục vụ việc bảo dưỡng, sửa chữa các loại khí tài hiện đại. Ví dụ như, vừa qua, Nhà máy A29 đã được trên đầu tư một số trang thiết bị sửa chữa khí tài thế hệ mới gồm: Thiết bị kiểm tra chẩn đoán hỏng hóc (Véc tơ – M16); Trạm bảo dưỡng kỹ thuật Ra đa 36D6 (MTO); các phương tiện đo kiểm soát các tham số của khí tài mới..
Nhờ có những thiết bị này mà từ năm 2014 đến nay, Nhà máy đã kiểm tra, sửa chữa được 19 mô đun của khí tài tên lửa S300-PMU1; 7 mô đun Ra đa 36D6.