Ngày 25/9, tại triển lãm hàng không quốc tế Bắc Kinh, các doanh nghiệp tham gia đã tung ra những mô hình máy bay không người lái đa chủng loại và không kém phần “độc đáo, kỳ lạ, kỳ cụ”. Trong đó, nhiều sự chú ý đã được tập trung vào loại mô hình máy bay không người lái giống như máy bay chiến đấu trong khoa học viễn tưởng, mang tên Hoàn Long. Theo tờ Hoàn Cầu, UAV Hoàn Cầu có thiết kế ấn tượng, áp dụng công nghệ hiện đại. Hoàn Long được kỳ vọng sẽ trở thành bước ngoặt mang tính cách mạng trong việc nghiên cứu chế tạo UAV của Trung Quốc. Hệ thống động cơ được thiết kế dọc thân đồng thời có thể xoay được sẽ giúp cho “Hoàn Long” có thể dễ dàng chuyển hướng khi di chuyển mà không mất thời gian quay đầu, đồng thời với thiết kế cân bằng đầu và đuôi của UAV có thể chuyển đối vị trí linh hoạt cho nhau.
Trên thực tế ý tưởng này của các nhà thiết kế Trung Quốc đã có từ nhiều năm trước khi lần lượt Mỹ, Anh, Đức đã tính đến việc thiết kế những mẫu UAV có động cơ xoay để tăng khả năng hoạt động linh hoạt, thế nhưng với Hoàn Long thì Trung Quốc đã tỏ rõ là nước đang thực sự coi trọng thiết kế này và muốn đưa nó vào thực tiễn. Tuy đây chỉ là dạng mô hình nhưng biết đâu trong tương lai, Hoàn Long lại bất ngờ xuất hiện. Vì Trung Quốc thường có truyền thống “lộ hàng” tại các triển lãm và chỉ vài năm sau đó nó sẽ xuất hiện trên bầu trời hay là trên các sân bay. Mô hình UAV tàng hình có hình dáng khá giống mẫu UAV tàng hình Lijian (thanh kiếm sắc bén) xuất hiện trong thời gian qua.
Mẫu UAV trực thăng với kết cấu cánh quạt “kỳ lạ chưa từng thấy”, không hiểu nhà thiết kế muốn làm gì khi đặt động cơ giữa 2 cánh quạt?
Mẫu UAV dường như thực sự có bước cách tân gần với thực tại hơn khi kết cấu cánh quạt đồng trục và động cơ cánh quạt đầu mũi máy bay. Hiện nay, hãng Eurocopter (Pháp) và Sikorsky (Mỹ) đã có những giải pháp tương tự lai ghép đặc tính trực thăng và máy bay động cơ cánh quạt tăng tốc độ cho trực thăng. Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên muốn ứng dụng công nghệ mới dừng ở mức thử nghiệm cho UAV. Còn đây là mẫu UAV “kỳ cục” với 2 cặp cánh kết cấu 2 tầng cánh, cặp cánh trước được gắn 2 cánh quạt. Không hiểu thiết kế như vậy có ưu điểm gì, tại sao nhà thiết kế không dùng cặp cánh chính mà muốn tới 2 cho một chiếc UAV cỡ nhỏ?
Ngày 25/9, tại triển lãm hàng không quốc tế Bắc Kinh, các doanh nghiệp tham gia đã tung ra những mô hình máy bay không người lái đa chủng loại và không kém phần “độc đáo, kỳ lạ, kỳ cụ”. Trong đó, nhiều sự chú ý đã được tập trung vào loại mô hình máy bay không người lái giống như máy bay chiến đấu trong khoa học viễn tưởng, mang tên Hoàn Long.
Theo tờ Hoàn Cầu, UAV Hoàn Cầu có thiết kế ấn tượng, áp dụng công nghệ hiện đại. Hoàn Long được kỳ vọng sẽ trở thành bước ngoặt mang tính cách mạng trong việc nghiên cứu chế tạo UAV của Trung Quốc.
Hệ thống động cơ được thiết kế dọc thân đồng thời có thể xoay được sẽ giúp cho “Hoàn Long” có thể dễ dàng chuyển hướng khi di chuyển mà không mất thời gian quay đầu, đồng thời với thiết kế cân bằng đầu và đuôi của UAV có thể chuyển đối vị trí linh hoạt cho nhau.
Trên thực tế ý tưởng này của các nhà thiết kế Trung Quốc đã có từ nhiều năm trước khi lần lượt Mỹ, Anh, Đức đã tính đến việc thiết kế những mẫu UAV có động cơ xoay để tăng khả năng hoạt động linh hoạt, thế nhưng với Hoàn Long thì Trung Quốc đã tỏ rõ là nước đang thực sự coi trọng thiết kế này và muốn đưa nó vào thực tiễn. Tuy đây chỉ là dạng mô hình nhưng biết đâu trong tương lai, Hoàn Long lại bất ngờ xuất hiện. Vì Trung Quốc thường có truyền thống “lộ hàng” tại các triển lãm và chỉ vài năm sau đó nó sẽ xuất hiện trên bầu trời hay là trên các sân bay.
Mô hình UAV tàng hình có hình dáng khá giống mẫu UAV tàng hình Lijian (thanh kiếm sắc bén) xuất hiện trong thời gian qua.
Mẫu UAV trực thăng với kết cấu cánh quạt “kỳ lạ chưa từng thấy”, không hiểu nhà thiết kế muốn làm gì khi đặt động cơ giữa 2 cánh quạt?
Mẫu UAV dường như thực sự có bước cách tân gần với thực tại hơn khi kết cấu cánh quạt đồng trục và động cơ cánh quạt đầu mũi máy bay. Hiện nay, hãng Eurocopter (Pháp) và Sikorsky (Mỹ) đã có những giải pháp tương tự lai ghép đặc tính trực thăng và máy bay động cơ cánh quạt tăng tốc độ cho trực thăng. Tuy nhiên, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên muốn ứng dụng công nghệ mới dừng ở mức thử nghiệm cho UAV.
Còn đây là mẫu UAV “kỳ cục” với 2 cặp cánh kết cấu 2 tầng cánh, cặp cánh trước được gắn 2 cánh quạt. Không hiểu thiết kế như vậy có ưu điểm gì, tại sao nhà thiết kế không dùng cặp cánh chính mà muốn tới 2 cho một chiếc UAV cỡ nhỏ?