Kênh NTV (Nga) dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng nghiên cứu đề xuất của Nga về việc sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM. Thông tin này đến gần một năm sau khi Ankara hủy bỏ một thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc về việc mua tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 do sự phản ứng quyết liệt từ NATO. Nguồn ảnh: WikiTheo kênh NTV, Thổ Nhĩ Kỳ muốn các nhà thầu quốc phòng chuyển giao công nghệ chế tạo các hệ thống tên lửa cho đất nước này. "Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nghiên cứu các đề nghị liên quan từ Nga". Nguồn ảnh: WikiNếu như Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận việc để Nga cung cấp tên lửa và công nghệ chế tạo hệ thống S-300VM, đó sẽ là cú giáng mạnh vào liên minh quân sự NATO. Bởi Thổ Nhĩ Kỳ cho tới thời điểm này vẫn là thành viên của NATO và đồng minh với Mỹ. Nguồn ảnh: Arm-expoLưu ý rằng, trước đó vào tháng 9/2013, trong gói thầu mua hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn hệ thống FD-2000 của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đã vấp phải sức ép ghê gớm từ khối quân sự NATO. Vì thế mà rốt cuộc, nước này phải từ bỏ thương vụ FD-2000 và buộc phải lựa chọn các nhà thầu của châu Âu với hệ thống tên lửa SAM P/T Aster 30 và Patriot. Nguồn ảnh: Arm-expoVà bây giờ, nếu như chọn hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM, chắc chắn là NATO-Mỹ sẽ không để yên. Nguồn ảnh: Arm-expoS-300VM "Antey-2500" (NATO định danh là SA-23 Gladiator\Giant) là hệ thống phòng thủ tên lửa do Công ty Almaz-Antey thiết kế và sản xuất. Đây là một trong những hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, các loại máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, tên lửa hành trình, vũ khí chính xác cao... Nguồn ảnh: WikiMột hệ thống tên lửa S-300VM được cấu thành từ nhiều thành phần gồm: 6 bệ phóng tự hành; một xe chỉ huy; một đài radar thám sát; một đài radar điều khiển hỏa lực và 6 xe nạp đạn cùng nhiều thành phần đảm bảo, hỗ trợ khác... Nguồn ảnh: Military-TodayĐài nhìn vòng thám sát mọi độ cao 9S15M có khả năng báo động sớm các loại tên lửa đạn đạo đang bay ở pha cuối (tiếp cận mục tiêu), các mục tiêu tiềm ẩn nguy hiểm trên không với tầm trinh sát đến 320km, độ cao tới 50m. Nguồn ảnh: WikiĐài radar làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu, dẫn đường tên lửa là 9S32M có hoạt động khoảng 140km theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu. Nguồn ảnh: Military-TodayHệ thống S-300VM được trang bị hai bệ phóng tự hành với hai loại đạn tên lửa dành cho chống tên lửa và chống máy bay. Trong ảnh là bệ phóng tự hành 9A83M (4 ống) và đứng sau là 9A82M, cả hai đều được trang bị thêm đài radar tích hợp chiếu dọi mục tiêu dẫn đường tên lửa. Nguồn ảnh: WikiBệ phóng tự hành 9A83M trong trạng thái triển khai chiến đấu. Nguồn ảnh: Wiki9A83M được trang bị đạn tên lửa 9M83ME sử dụng để chống máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Nguồn ảnh: WikiTrong ảnh là đạn tên lửa cỡ lớn 9M82ME của bệ 9A82M dùng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung - xa, máy bay AWACS và máy bay gây nhiễu ở tầm phóng tới 200km. Nguồn ảnh: WikiMột hệ thống tên lửa S-300VM có khả năng tiêu diệt 24 máy bay hoặc 16 tên lửa đạn đạo cùng lúc. Hệ thống có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở cự ly cách đến 250km và máy bay là cách tới 200km. Đơn giá xuất khẩu một hệ thống ước tính 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Military-Today
Kênh NTV (Nga) dẫn nguồn tin ngoại giao cho hay, Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng nghiên cứu đề xuất của Nga về việc sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM. Thông tin này đến gần một năm sau khi Ankara hủy bỏ một thỏa thuận sơ bộ với Trung Quốc về việc mua tổ hợp tên lửa phòng không FD-2000 do sự phản ứng quyết liệt từ NATO. Nguồn ảnh: Wiki
Theo kênh NTV, Thổ Nhĩ Kỳ muốn các nhà thầu quốc phòng chuyển giao công nghệ chế tạo các hệ thống tên lửa cho đất nước này. "Các nguồn tin ngoại giao cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nghiên cứu các đề nghị liên quan từ Nga". Nguồn ảnh: Wiki
Nếu như Thổ Nhĩ Kỳ chấp thuận việc để Nga cung cấp tên lửa và công nghệ chế tạo hệ thống S-300VM, đó sẽ là cú giáng mạnh vào liên minh quân sự NATO. Bởi Thổ Nhĩ Kỳ cho tới thời điểm này vẫn là thành viên của NATO và đồng minh với Mỹ. Nguồn ảnh: Arm-expo
Lưu ý rằng, trước đó vào tháng 9/2013, trong gói thầu mua hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn hệ thống FD-2000 của Trung Quốc. Tuy nhiên, họ đã vấp phải sức ép ghê gớm từ khối quân sự NATO. Vì thế mà rốt cuộc, nước này phải từ bỏ thương vụ FD-2000 và buộc phải lựa chọn các nhà thầu của châu Âu với hệ thống tên lửa SAM P/T Aster 30 và Patriot. Nguồn ảnh: Arm-expo
Và bây giờ, nếu như chọn hệ thống phòng thủ tên lửa S-300VM, chắc chắn là NATO-Mỹ sẽ không để yên. Nguồn ảnh: Arm-expo
S-300VM "Antey-2500" (NATO định danh là SA-23 Gladiator\Giant) là hệ thống phòng thủ tên lửa do Công ty Almaz-Antey thiết kế và sản xuất. Đây là một trong những hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa mạnh nhất thế giới hiện nay có khả năng đánh chặn các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung, các loại máy bay ném bom chiến lược, máy bay tiêm kích, tên lửa hành trình, vũ khí chính xác cao... Nguồn ảnh: Wiki
Một hệ thống tên lửa S-300VM được cấu thành từ nhiều thành phần gồm: 6 bệ phóng tự hành; một xe chỉ huy; một đài radar thám sát; một đài radar điều khiển hỏa lực và 6 xe nạp đạn cùng nhiều thành phần đảm bảo, hỗ trợ khác... Nguồn ảnh: Military-Today
Đài nhìn vòng thám sát mọi độ cao 9S15M có khả năng báo động sớm các loại tên lửa đạn đạo đang bay ở pha cuối (tiếp cận mục tiêu), các mục tiêu tiềm ẩn nguy hiểm trên không với tầm trinh sát đến 320km, độ cao tới 50m. Nguồn ảnh: Wiki
Đài radar làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu, dẫn đường tên lửa là 9S32M có hoạt động khoảng 140km theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu, khóa đồng thời 6 mục tiêu. Nguồn ảnh: Military-Today
Hệ thống S-300VM được trang bị hai bệ phóng tự hành với hai loại đạn tên lửa dành cho chống tên lửa và chống máy bay. Trong ảnh là bệ phóng tự hành 9A83M (4 ống) và đứng sau là 9A82M, cả hai đều được trang bị thêm đài radar tích hợp chiếu dọi mục tiêu dẫn đường tên lửa. Nguồn ảnh: Wiki
Bệ phóng tự hành 9A83M trong trạng thái triển khai chiến đấu. Nguồn ảnh: Wiki
9A83M được trang bị đạn tên lửa 9M83ME sử dụng để chống máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn. Nguồn ảnh: Wiki
Trong ảnh là đạn tên lửa cỡ lớn 9M82ME của bệ 9A82M dùng để tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm trung - xa, máy bay AWACS và máy bay gây nhiễu ở tầm phóng tới 200km. Nguồn ảnh: Wiki
Một hệ thống tên lửa S-300VM có khả năng tiêu diệt 24 máy bay hoặc 16 tên lửa đạn đạo cùng lúc. Hệ thống có thể tiêu diệt các tên lửa đạn đạo ở cự ly cách đến 250km và máy bay là cách tới 200km. Đơn giá xuất khẩu một hệ thống ước tính 1 tỷ USD. Nguồn ảnh: Military-Today