Pháo chống tăng tự hành Type 89, mã sản xuất là PTZ-89 được phát triển bởi nhà máy 447 vào đầu những năm 1980. Khoảng 80 chiếc đã được sản xuất và chuyển giao cho Đại quân khu Bắc Kinh, Đại quân khu Tế Nam với vai trò chống tăng dự trữ.
Sự phát triển của công nghệ giáp composite và giáp phản ứng nổ vào những năm 1970 đã đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề chống tăng. Tình hình đó đã dẫn đến sự ra đời của loại đạn chống tăng động năng APFSDS cỡ nòng 120 hoặc 125 mm.
Ban đầu, quân đội Trung Quốc dự định phát triển một loại xe tăng mang tên Phong Bảo sử dụng pháo chính 120 mm có khả năng bắn đạn chống tăng tiêu chuẩn NATO bao gồm cả đạn chống tăng động năng APFSDS.
Trung Quốc đã tiếp cận Đức để tìm kiếm công nghệ pháo 120 mm L44 trang bị trên xe tăng Leopard-2 nhưng không thành công. Do đó quân đội Trung Quốc buộc phải tự phát triển pháo 120 mm theo công nghệ sẵn có.
3 nguyên mẫu sử dụng pháo chính 120 mm nòng trơn đã được hoàn thành vào năm 1979. Đến năm 1980 khoảng 1.000 viên đạn APFSDS đã được bắn thử.
Tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ nên loại đạn APFSDS bắn từ pháo 120 mm của Trung Quốc chỉ xuyên giáp được 204 mm. Sau đó, quân đội Trung Quốc đã từ bỏ việc phát triển thêm pháo nòng trơn 120 mm theo kiểu phương Tây mà chuyển sang pháo nòng trơn 125 mm theo Liên Xô.
Dự án pháo 120 mm sau đó đã được sử dụng như một vũ khí chống tăng, điều đó đã dẫn đến sự ra đời của pháo chống tăng tự hành Type 89.
Nguyên mẫu Type 89 được hoàn thành vào năm 1984, thử nghiệm trên thao trường được thực hiện vào năm 1985. Trong quá trình thử nghiệm pháo 120 mm đã đạt mức xuyên giáp 450 mm ở khoảng cách 2.000 mét với loại đạn xuyên động năng APFSDS mới.
Các thử nghiệm đánh giá tiếp theo được tiến hành trong hai năm 1987 và 1988. Quá trình sản xuất loạt đầu tiên diễn ra vào cuối năm 1988. Type 89 đã được cấp giấy chứng nhận thiết kế vào năm 1990.
Mặc dù Type 89 được đánh giá là một thành công nhưng ngay thời điểm đưa vào hoạt động thì vai trò của Type 89 đã trở nên lỗi thời. Chiến tranh mặt đất hiện đại đòi hỏi những vũ khí thông minh hơn, khả năng linh động hơn. Những vũ khí kiểu như Type 89 rất khó phát huy được hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Type 89 có khối lượng chiến đấu 31 tấn, tốc độ tối đa 55 km/h, ê kíp vận hành 4 người, phạm vi hoạt động 450 km.
Pháo chống tăng tự hành Type 89, mã sản xuất là PTZ-89 được phát triển bởi nhà máy 447 vào đầu những năm 1980. Khoảng 80 chiếc đã được sản xuất và chuyển giao cho Đại quân khu Bắc Kinh, Đại quân khu Tế Nam với vai trò chống tăng dự trữ.
Sự phát triển của công nghệ giáp composite và giáp phản ứng nổ vào những năm 1970 đã đặt ra nhiều thách thức trong vấn đề chống tăng. Tình hình đó đã dẫn đến sự ra đời của loại đạn chống tăng động năng APFSDS cỡ nòng 120 hoặc 125 mm.
Ban đầu, quân đội Trung Quốc dự định phát triển một loại xe tăng mang tên Phong Bảo sử dụng pháo chính 120 mm có khả năng bắn đạn chống tăng tiêu chuẩn NATO bao gồm cả đạn chống tăng động năng APFSDS.
Trung Quốc đã tiếp cận Đức để tìm kiếm công nghệ pháo 120 mm L44 trang bị trên xe tăng Leopard-2 nhưng không thành công. Do đó quân đội Trung Quốc buộc phải tự phát triển pháo 120 mm theo công nghệ sẵn có.
3 nguyên mẫu sử dụng pháo chính 120 mm nòng trơn đã được hoàn thành vào năm 1979. Đến năm 1980 khoảng 1.000 viên đạn APFSDS đã được bắn thử.
Tuy nhiên do những hạn chế về công nghệ nên loại đạn APFSDS bắn từ pháo 120 mm của Trung Quốc chỉ xuyên giáp được 204 mm. Sau đó, quân đội Trung Quốc đã từ bỏ việc phát triển thêm pháo nòng trơn 120 mm theo kiểu phương Tây mà chuyển sang pháo nòng trơn 125 mm theo Liên Xô.
Dự án pháo 120 mm sau đó đã được sử dụng như một vũ khí chống tăng, điều đó đã dẫn đến sự ra đời của pháo chống tăng tự hành Type 89.
Nguyên mẫu Type 89 được hoàn thành vào năm 1984, thử nghiệm trên thao trường được thực hiện vào năm 1985. Trong quá trình thử nghiệm pháo 120 mm đã đạt mức xuyên giáp 450 mm ở khoảng cách 2.000 mét với loại đạn xuyên động năng APFSDS mới.
Các thử nghiệm đánh giá tiếp theo được tiến hành trong hai năm 1987 và 1988. Quá trình sản xuất loạt đầu tiên diễn ra vào cuối năm 1988. Type 89 đã được cấp giấy chứng nhận thiết kế vào năm 1990.
Mặc dù Type 89 được đánh giá là một thành công nhưng ngay thời điểm đưa vào hoạt động thì vai trò của Type 89 đã trở nên lỗi thời. Chiến tranh mặt đất hiện đại đòi hỏi những vũ khí thông minh hơn, khả năng linh động hơn. Những vũ khí kiểu như Type 89 rất khó phát huy được hiệu quả trong môi trường chiến tranh hiện đại.
Type 89 có khối lượng chiến đấu 31 tấn, tốc độ tối đa 55 km/h, ê kíp vận hành 4 người, phạm vi hoạt động 450 km.