Trả lời phỏng vấn báo giới, khi được hỏi về việc Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng những loại máy bay chiến đấu nào trong cuộc xung đột trên biển trong tương lai, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã đưa ra nhận định: “Trung Quốc sẽ kết hợp sức mạnh của các máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm bao gồm J-10, J-11, J-16, KJ-200 và KJ-2000. Như vậy sẽ có thể kiểm soát được phạm vi rộng không phận trên biển, đồng thời cũng tạo thành khả năng tấn công mục tiêu đối phương, các loại vũ khí được trang bị cho máy bay có thể hình thành chuối tấn công tương đối hợp lý. Riêng về năng lực khống chế trên biển, Trung Quốc sẽ phối hợp sức mạnh của những máy bay chiến đấu đối hạm, tên lửa, đạn pháo và các máy bay chiến đấu cảnh báo sớm”. Tiêm kích đa năng J-10 là thành tựu nổi bật của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, dù vậy nó vẫn được coi là sản phẩm sao chép công nghệ mẫu IAI Lavi và thậm chí là cả F-16 của Israel. J-10 được đánh giá là mẫu tiêm kích có khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử hàng không tiêu chuẩn trên máy bay thế hệ 4, radar điều khiển hỏa lực có khả năng bám 10 mục tiêu và dẫn tên lửa diệt 2-4 mục tiêu trên không cùng lúc. J-10 có khả năng mang tổng cộng 6 tấn vũ khí trên 11 giá treo cho phép thực hiện đa nhiệm vụ: đối không, đối đất, đối hải. Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, J-10 có thể mang tên lửa không đối hạm YJ-91K – sản phẩm “nhái” tên lửa Kh-31A. Tuy là mẫu tiêm kích “mang mầu sắc Trung Quốc” nhưng J-10 vẫn phải sử dụng động cơ AL-31FN Nga cho phép nó đạt bán kính tác chiến 550km. Như vậy là khá ngắn nếu J-10 phải hoạt động ở vùng biển xa, vì vậy Trung Quốc đã tìm ra phương án cải tiến máy bay ném bom H-6U thành máy bay tiếp dầu cho tiêm kích J-10, điều này giúp giải quyết vấn đề tăng tầm hoạt động.
Tiêm kích đa năng J-11 là mẫu thiết kế sao chép hoàn toàn hình dạng, công nghệ tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga. Tất nhiên, Trung Quốc cũng có một số cải tiến đáng kể về hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép máy bay mang được vũ khí tấn công đối đất/đối hải chính xác cao.Về cơ bản, mẫu J-11 sử dụng khá nhiều thành phần linh kiện quan tâm (radar, thiết bị điều khiển, động cơ) từ Nga. Đến biến thể J-11B thì thành phần nội địa hóa tăng lên nữa, đặc biệt nó dùng radar mới có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Trong chế độ không đối hải, radar có thể khóa mục tiêu tàu chiến cỡ lớn như tàu khu trục ở cách xa đến 350km.
J-11 được cho là thừa hưởng khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên Su-27SK, với các loại tên lửa – bom do cả Nga và Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác cao, đặc biệt là vũ khí không đối hải không được tiết lộ. Còn J-16 là mẫu tiêm kích đa năng do Công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương (SAC) thiết kế chế tạo hoàn toàn dựa trên tiêm kích Su-30MK2. Không có nhiều thông tin về mẫu máy bay này, theo nguồn tin Trung Quốc thì J-16 trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, radar mạng pha điện tử chủ động hoạt động ở nhiều chế độ cung cấp kênh dẫn đường cho vũ khí hàng không đối đất chính xác cao, mang được tên lửa chống tàu mặt nước. Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho biết, với năng lực đối không và đối hạm ưu việt, tiêm kích J-16 sẽ có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ trên không. Nếu như các máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc có thể trang bị thêm những thiết bị có khả năng trinh sát và cảnh báo thì phạm vi thu thập dữ liệu và khả năng truyền tải thông tin sẽ được nâng cao lên rất nhiều. Nhờ đó, năng lực chỉ huy tác chiến của biên đội chỉ huy cũng sẽ được nâng cao. Nói cách khác, nếu như J-16 kết hợp với biên đội máy bay chiến đấu và cảnh báo sớm khác sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên biển của nước này. Lực lượng máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc khoảng 9-10 chiếc gồm 2 loại KJ-2000 và KJ-200. Trong đó mẫu KJ-2000 là mẫu hiện đại nhất, tầm bay xa nhất nhờ sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD cho phép đạt tầm hoạt động đến 4.300km.
Hệ thống radar cảnh báo sớm của KJ-2000 do Viện Nghiên cứu Công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo. Theo một số nguồn tin, radar mạng pha này có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu ở cự ly 400km, dẫn đường cho hàng chục máy bay tiến công mục tiêu. KJ-200 là máy bay cảnh báo sớm dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc, trang bị hệ thống radar mạng pha có kết cấu khá giống mẫu radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.
Trả lời phỏng vấn báo giới, khi được hỏi về việc Không quân Trung Quốc sẽ sử dụng những loại máy bay chiến đấu nào trong cuộc xung đột trên biển trong tương lai, chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long đã đưa ra nhận định: “Trung Quốc sẽ kết hợp sức mạnh của các máy bay chiến đấu và máy bay cảnh báo sớm bao gồm J-10, J-11, J-16, KJ-200 và KJ-2000. Như vậy sẽ có thể kiểm soát được phạm vi rộng không phận trên biển, đồng thời cũng tạo thành khả năng tấn công mục tiêu đối phương, các loại vũ khí được trang bị cho máy bay có thể hình thành chuối tấn công tương đối hợp lý. Riêng về năng lực khống chế trên biển, Trung Quốc sẽ phối hợp sức mạnh của những máy bay chiến đấu đối hạm, tên lửa, đạn pháo và các máy bay chiến đấu cảnh báo sớm”.
Tiêm kích đa năng J-10 là thành tựu nổi bật của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, dù vậy nó vẫn được coi là sản phẩm sao chép công nghệ mẫu IAI Lavi và thậm chí là cả F-16 của Israel. J-10 được đánh giá là mẫu tiêm kích có khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử hàng không tiêu chuẩn trên máy bay thế hệ 4, radar điều khiển hỏa lực có khả năng bám 10 mục tiêu và dẫn tên lửa diệt 2-4 mục tiêu trên không cùng lúc.
J-10 có khả năng mang tổng cộng 6 tấn vũ khí trên 11 giá treo cho phép thực hiện đa nhiệm vụ: đối không, đối đất, đối hải. Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, J-10 có thể mang tên lửa không đối hạm YJ-91K – sản phẩm “nhái” tên lửa Kh-31A.
Tuy là mẫu tiêm kích “mang mầu sắc Trung Quốc” nhưng J-10 vẫn phải sử dụng động cơ AL-31FN Nga cho phép nó đạt bán kính tác chiến 550km. Như vậy là khá ngắn nếu J-10 phải hoạt động ở vùng biển xa, vì vậy Trung Quốc đã tìm ra phương án cải tiến máy bay ném bom H-6U thành máy bay tiếp dầu cho tiêm kích J-10, điều này giúp giải quyết vấn đề tăng tầm hoạt động.
Tiêm kích đa năng J-11 là mẫu thiết kế sao chép hoàn toàn hình dạng, công nghệ tiêm kích huyền thoại Su-27 của Không quân Nga. Tất nhiên, Trung Quốc cũng có một số cải tiến đáng kể về hệ thống điều khiển hỏa lực cho phép máy bay mang được vũ khí tấn công đối đất/đối hải chính xác cao.
Về cơ bản, mẫu J-11 sử dụng khá nhiều thành phần linh kiện quan tâm (radar, thiết bị điều khiển, động cơ) từ Nga. Đến biến thể J-11B thì thành phần nội địa hóa tăng lên nữa, đặc biệt nó dùng radar mới có thể theo dõi 6-8 mục tiêu cùng lúc và tấn công đồng thời 4 mục tiêu. Trong chế độ không đối hải, radar có thể khóa mục tiêu tàu chiến cỡ lớn như tàu khu trục ở cách xa đến 350km.
J-11 được cho là thừa hưởng khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên Su-27SK, với các loại tên lửa – bom do cả Nga và Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, khả năng mang vũ khí dẫn đường chính xác cao, đặc biệt là vũ khí không đối hải không được tiết lộ.
Còn J-16 là mẫu tiêm kích đa năng do Công ty Chế tạo Máy bay Thẩm Dương (SAC) thiết kế chế tạo hoàn toàn dựa trên tiêm kích Su-30MK2. Không có nhiều thông tin về mẫu máy bay này, theo nguồn tin Trung Quốc thì J-16 trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, radar mạng pha điện tử chủ động hoạt động ở nhiều chế độ cung cấp kênh dẫn đường cho vũ khí hàng không đối đất chính xác cao, mang được tên lửa chống tàu mặt nước.
Chuyên gia quân sự Đỗ Văn Long cho biết, với năng lực đối không và đối hạm ưu việt, tiêm kích J-16 sẽ có thể hoàn thành mọi nhiệm vụ trên không. Nếu như các máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc có thể trang bị thêm những thiết bị có khả năng trinh sát và cảnh báo thì phạm vi thu thập dữ liệu và khả năng truyền tải thông tin sẽ được nâng cao lên rất nhiều. Nhờ đó, năng lực chỉ huy tác chiến của biên đội chỉ huy cũng sẽ được nâng cao. Nói cách khác, nếu như J-16 kết hợp với biên đội máy bay chiến đấu và cảnh báo sớm khác sẽ hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trên biển của nước này.
Lực lượng máy bay cảnh báo sớm của Trung Quốc khoảng 9-10 chiếc gồm 2 loại KJ-2000 và KJ-200. Trong đó mẫu KJ-2000 là mẫu hiện đại nhất, tầm bay xa nhất nhờ sử dụng khung thân cơ sở máy bay vận tải hạng nặng Il-76MD cho phép đạt tầm hoạt động đến 4.300km.
Hệ thống radar cảnh báo sớm của KJ-2000 do Viện Nghiên cứu Công nghệ điện tử Nam Kinh chế tạo. Theo một số nguồn tin, radar mạng pha này có khả năng theo dõi 60-100 mục tiêu ở cự ly 400km, dẫn đường cho hàng chục máy bay tiến công mục tiêu.
KJ-200 là máy bay cảnh báo sớm dùng khung thân cơ sở máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc, trang bị hệ thống radar mạng pha có kết cấu khá giống mẫu radar Ericsson PS-890 Erieye của Thụy Điển.