Khu vực Đông Nam Á đang diễn ra sự kiện quốc phòng lớn trên thế giới. Đó là Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi (LIMA 2013) tổ chức tại Malaysia từ ngày 26-30/3. Rất nhiều công ty quốc phòng đến từ những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đã tới tham dự triển lãm này. Và nước Nga cũng không là ngoại lệ, không chỉ đem tới hàng loạt vũ khí, mà họ còn đưa tới đội bay nổi tiếng “Hiệp sĩ Nga”.Phi đội “Hiệp sĩ Nga” tập hợp những phi công dày dạn kinh nghiệm nhất, có kỹ thuật lái điêu luyện. Đội bay này đã đem tới cho người dân Malaysia những màn bay nghệ thuật tuyệt đẹp.Ngoài “món quà” là màn trình diễn tuyệt đẹp của đội bay “Hiệp sĩ Nga”, Tập đoàn Rosoboronexport đã đưa tới LIMA 2013 một loạt hệ thống vũ khí tối tân không ngoài mục đích chào bán các nước Đông Nam Á. Đầu tiên là tiêm kích thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 có khả năng cơ động cực cao, trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống vũ khí đa năng. Tuy chưa có bất kỳ lời hứa hẹn mua bán nào, nhưng chuyên gia đã mạnh dạn đưa ra lời dự đoán rằng, Indonesia và Việt nam có thể sẽ lựa chọn Su-35. Ảnh minh họaMáy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130. Đây là loại máy bay vừa có chức năng huấn luyện phi công, vừa có thể hoán đổi thành tiêm kích hạng nhẹ. Nga đang hy vọng sẽ bán được Yak-130 cho Philippines và Việt Nam. Ảnh minh họaTrực thăng chiến đấu tối tân Mi-28NE “thợ săn đêm” được trang bị hệ thống vũ khí chống tăng cực mạnh. Ảnh minh họaTrực thăng chiến đấu “độc đáo nhất thế giới” Ka-52 với cơ cấu cánh quạt đồng trục không cần cánh đuôi ổn định. Đây cũng là loại trực thăng đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công. Ảnh minh họaTrực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26T. Hiện tại Đông Nam Á đã có Lào, Campuchia sử dụng Mi-26T, và giờ nước Nga muốn có thêm nhiều khách hàng hơn thế. Ảnh minh họaTrực thăng vận tải đa năng Mil Mi-171A1 và Mi-171A2 chuyên dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại LIMA 2013. Dòng trực thăng Mi-17 hiện được nhiều nước Đông Nam Á ưa chuộng (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) và Nga mong muốn bán thêm Mi-17 cho các nước còn lại ở Đông Nam Á. Nga cũng xúc tiến quảng bá thiết kế trực thăng đa năng Ka-62 tới Đông Nam Á. Ka-62 thiết kế cho vai trò chở khách (khách VIP), chở hàng hóa, cứu thương, tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến, mẫu thử đầu tiên sẽ cất cánh trong năm 2013. Ảnh minh họaTrong lĩnh vực hải quân, Nga giới thiệu tại LIMA 2013 mẫu tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661). Đây là loại tàu mà Nga đã xuất khẩu thành công 2 chiếc cho Việt Nam và đang thực hiện đóng mới 2 chiếc khác. Tất nhiên, Nga muốn có thêm nhiều khách hàng đặt hàng loại tàu này hơn nữa. Ảnh minh họaNgoài ra, còn có tàu tuần tra ven biển tốc độ cao lớp Sobol Project 12200 (lượng giãn nước 57 tấn) trang bị hệ thống vũ khí tự động tầm gần mạnh mẽ. Ảnh minh họaTàu tuần tra cao tốc lớp Mirazh Project 14310 dùng để bảo vệ vùng biển có nguy cơ mất an ninh cao, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ tuần tra cũng như hỗ trợ các hoạt động khác. Ảnh minh họaTrong lĩnh vực phòng không, Nga giới thiệu biến thể mới nhất của họ tên lửa vác vai Igla, mang tên Igla-S có khả năng đạt tầm bắn tới 6km, độ cao diệt mục tiêu 10km. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã có trong trang bị loại tên lửa này. Ảnh minh họaCùng với Igla-S, Nga còn đưa tới LIMA 2013 hệ thống phòng không kết hợp pháo – tên lửa tự hành Pantsir S1. Đây là loại vũ khí có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa hành trình) bay với tốc độ lớn, diện tích phản xạ sóng radar nhỏ. Ảnh minh họaHệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành Tor-M2E dùng để đánh chặn mọi mục tiêu trên không (gồm cả tên lửa hành trình và vũ khí đối đất chính xác cao). Ảnh minh họaHệ thống tên lửa phòng không tầm trung tự hành Buk-M2E. Ảnh minh họaVà đặc biệt nhất, Nga sẵn sàng bán cho bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500. Tên lửa có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly tối đa 40km hoặc máy bay ở tầm 200km. Ảnh minh họa
Khu vực Đông Nam Á đang diễn ra sự kiện quốc phòng lớn trên thế giới. Đó là Triển lãm Hàng hải và Hàng không quốc tế Langkawi (LIMA 2013) tổ chức tại Malaysia từ ngày 26-30/3. Rất nhiều công ty quốc phòng đến từ những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đã tới tham dự triển lãm này. Và nước Nga cũng không là ngoại lệ, không chỉ đem tới hàng loạt vũ khí, mà họ còn đưa tới đội bay nổi tiếng “Hiệp sĩ Nga”.
Phi đội “Hiệp sĩ Nga” tập hợp những phi công dày dạn kinh nghiệm nhất, có kỹ thuật lái điêu luyện. Đội bay này đã đem tới cho người dân Malaysia những màn bay nghệ thuật tuyệt đẹp.
Ngoài “món quà” là màn trình diễn tuyệt đẹp của đội bay “Hiệp sĩ Nga”, Tập đoàn Rosoboronexport đã đưa tới LIMA 2013 một loạt hệ thống vũ khí tối tân không ngoài mục đích chào bán các nước Đông Nam Á.
Đầu tiên là tiêm kích thế hệ 4++ Sukhoi Su-35 có khả năng cơ động cực cao, trang bị hệ thống điện tử hàng không hiện đại, hệ thống vũ khí đa năng. Tuy chưa có bất kỳ lời hứa hẹn mua bán nào, nhưng chuyên gia đã mạnh dạn đưa ra lời dự đoán rằng, Indonesia và Việt nam có thể sẽ lựa chọn Su-35. Ảnh minh họa
Máy bay huấn luyện chiến đấu tiên tiến Yak-130. Đây là loại máy bay vừa có chức năng huấn luyện phi công, vừa có thể hoán đổi thành tiêm kích hạng nhẹ. Nga đang hy vọng sẽ bán được Yak-130 cho Philippines và Việt Nam. Ảnh minh họa
Trực thăng chiến đấu tối tân Mi-28NE “thợ săn đêm” được trang bị hệ thống vũ khí chống tăng cực mạnh. Ảnh minh họa
Trực thăng chiến đấu “độc đáo nhất thế giới” Ka-52 với cơ cấu cánh quạt đồng trục không cần cánh đuôi ổn định. Đây cũng là loại trực thăng đầu tiên trên thế giới trang bị ghế phóng khẩn cấp cho phi công. Ảnh minh họa
Trực thăng vận tải lớn nhất thế giới Mi-26T. Hiện tại Đông Nam Á đã có Lào, Campuchia sử dụng Mi-26T, và giờ nước Nga muốn có thêm nhiều khách hàng hơn thế. Ảnh minh họa
Trực thăng vận tải đa năng Mil Mi-171A1 và Mi-171A2 chuyên dùng cho nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn tại LIMA 2013. Dòng trực thăng Mi-17 hiện được nhiều nước Đông Nam Á ưa chuộng (Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia) và Nga mong muốn bán thêm Mi-17 cho các nước còn lại ở Đông Nam Á.
Nga cũng xúc tiến quảng bá thiết kế trực thăng đa năng Ka-62 tới Đông Nam Á. Ka-62 thiết kế cho vai trò chở khách (khách VIP), chở hàng hóa, cứu thương, tìm kiếm cứu nạn. Dự kiến, mẫu thử đầu tiên sẽ cất cánh trong năm 2013. Ảnh minh họa
Trong lĩnh vực hải quân, Nga giới thiệu tại LIMA 2013 mẫu tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 (Project 11661). Đây là loại tàu mà Nga đã xuất khẩu thành công 2 chiếc cho Việt Nam và đang thực hiện đóng mới 2 chiếc khác. Tất nhiên, Nga muốn có thêm nhiều khách hàng đặt hàng loại tàu này hơn nữa. Ảnh minh họa
Ngoài ra, còn có tàu tuần tra ven biển tốc độ cao lớp Sobol Project 12200 (lượng giãn nước 57 tấn) trang bị hệ thống vũ khí tự động tầm gần mạnh mẽ. Ảnh minh họa
Tàu tuần tra cao tốc lớp Mirazh Project 14310 dùng để bảo vệ vùng biển có nguy cơ mất an ninh cao, hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ tuần tra cũng như hỗ trợ các hoạt động khác. Ảnh minh họa
Trong lĩnh vực phòng không, Nga giới thiệu biến thể mới nhất của họ tên lửa vác vai Igla, mang tên Igla-S có khả năng đạt tầm bắn tới 6km, độ cao diệt mục tiêu 10km. Theo một số nguồn tin, Việt Nam đã có trong trang bị loại tên lửa này. Ảnh minh họa
Cùng với Igla-S, Nga còn đưa tới LIMA 2013 hệ thống phòng không kết hợp pháo – tên lửa tự hành Pantsir S1. Đây là loại vũ khí có khả năng đánh chặn mọi mục tiêu trên không (kể cả tên lửa hành trình) bay với tốc độ lớn, diện tích phản xạ sóng radar nhỏ. Ảnh minh họa
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp tự hành Tor-M2E dùng để đánh chặn mọi mục tiêu trên không (gồm cả tên lửa hành trình và vũ khí đối đất chính xác cao). Ảnh minh họa
Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung tự hành Buk-M2E. Ảnh minh họa
Và đặc biệt nhất, Nga sẵn sàng bán cho bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào hệ thống tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo S-300VM Antey 2500. Tên lửa có khả năng tiêu diệt tên lửa đạn đạo tầm ngắn, tầm trung ở cự ly tối đa 40km hoặc máy bay ở tầm 200km. Ảnh minh họa