Việc quá chú ý tới tàu sân bay Kuznetsov có lẽ đã khiến NATO "quên mất" rằng Hải quân Nga còn triển khai chiếc tuần dương hạm hạt nhân duy nhất trên thế giới tới Syria tham chiến. Đây mới là con tàu mà liên minh NATO chống IS ở Syria phải coi chừng nếu có hành động "lỡ tay đánh nhầm" nào đó. Nguồn ảnh: QQĐó là chiếc Pyotr Velikiy (Peter Đại đế) thuộc lớp tuần dương hạm Project 1144 Orlan (NATO định danh là lớp Kirov), là tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Hải quân Nga hiện nay, và là tuần dương hạm duy nhất thế giới còn hoạt động sử dụng loại năng lượng đặc biệt này. Nguồn ảnh: Sina Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov cũng được coi là chiến hạm mặt nước lớn nhất và nặng nhất trên thế giới, nếu không tính tới tàu sân bay hay tàu đổ bộ tấn công. Nguồn ảnh: SinaPhân loại chính thức của lớp Kirov theo phương Tây là "battlecruisers - tuần dương hạm bọc thép hoặc tuần dương hạm chiến đấu". Còn với phân loại của Nga thì Kirov được xếp vào là "tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển chạy bằng năng lượng hạt nhân". Nguồn ảnh: SinaTuần dương hạm lớp Kirov có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn, tiêu chuẩn 24.300 tấn, dài 252m, rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Kích thước của nó tương đương thiết giáp hạm trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, lớn bằng tàu sân bay cỡ nhỏ - trung trên thế giới hiện đại. Nguồn ảnh: SinaĐể vận hành con tàu khổng lồ này cần tới 710 người. Nguồn ảnh: SinaCon tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân KN-3 với hai tuốc bin khí GT3A-688 cho phép nó đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Tầm hoạt động 1.900km nếu chỉ dùng động cơ tuabin khí và vô hạn nếu dùng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, dự trữ hành trình của Kirov vẫn phải phụ thuộc vào thực phẩm, nước uống trên tàu. Nguồn ảnh: SinaLiên Xô dự tính chế tạo 5 chiếc tuần dương hạm lớp Kirov, đặt hàng nhà máy đóng tàu Baltic - TP Leningrad (nay là St Petersburg). Các tàu Kirov sẽ chia cho các Hạm đội Thái Bình Dương, Baltic, Biển Đen, Biển Bắc thống trị các đại dương. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, rốt cuộc chỉ 4/5 chiếc được hoàn thành gồm: Đô đốc Ushakov (biên chế ngày 30/12/1980); Đô đốc Lazarev (biên chế 31/10/1984); Đô đốc Nakhimov (biên chế 30/12/1988) và Peter Đại đế (9/4/1998). Chiếc cuối cùng Đô đốc Kuznetsov đã bị hủy bỏ vào ngày 4/10/1990 - thời điểm Liên bang Xô Viết đã rệu rã, đứng trước nguy cơ giải thể. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, hiện nay chỉ còn duy nhất chiếc Peter Đại đế còn phục vụ trong Hải quân Nga. Chiếc này được đóng cuối thời Liên Xô, hạ thủy ngày 29/4/1989 nhưng mãi tới tháng 4/1998 mới được biên chế. Có thể nói, đó là một sự nỗ lực rất lớn từ BQP Nga thời bấy giờ khi ngân sách quốc phòng bị cắt giảm do hậu quả kinh tế thời Xô Viết để lại. Nguồn ảnh: SinaNga đang cố gắng hiện đại hóa và tái trang bị chiếc Đô đốc Nakhimov đã ngừng hoạt động từ năm 1998. Con tàu có thể được tái trang bị với hệ thống radar – vũ khí mới hoàn toàn với tên lửa S-400, Kalibr-NK. Nguồn ảnh: SinaNhìn từ phía sau phần thượng tầng lắp chi chít khí tài anten radar trên tuần dương hạm Kirov. Nguồn ảnh: SinaKhác với Project 1164 Slava, Project 1144 Kirov được thiết kế với nhiều hệ thống vũ khí đặt trong bệ phóng thẳng đứng giúp con tàu bớt “đồ sộ”. Trong ảnh, các hệ thống phóng thẳng đứng chứa tên lửa chống hạm – phòng không được bố trí ở boong trước. Nguồn ảnh: SinaKirov được trang bị tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit có tầm phóng 625km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,6 độ cao thấp và Mach 2,5 độ cao lớn, tran gbij đầu tự dẫn radar chủ động kháng nhiễu và hệ thống ngắm mục tiêu vệ tinh Legenda (nhưng không còn sử dụng). Nguồn ảnh: SinaTrên ba chiếc Ushakov, Lazarev và Nakhimov mang tới 96 quả đạn tên lửa S-300F. Tuy nhiên, trên Peter Đại đế số lượng đạn được cắt giảm, nhưng sử dụng phiên bản mới S-300FM với 48 quả đạn 48N6 có tầm phóng tới 150km, trần bắn 27km, có thể chống được tên lửa đạn đạo. Trong khi loại S-300F chỉ đạt tầm bắn 90km. Nguồn ảnh: SinaNgoài ra, trên Peter Đại đế còn được trang bị hơn 200 quả tên lửa phòng không tầm 15km đổ lại gồm: 128 quả đạn tên lửa của hệ thống 9K95 Tor (ảnh); 40 quả đạn OSA-MA và 48 quả đạn trên hệ thống Kashtan.Nguồn ảnh: SinaTuần dương hạm hạt nhân Kirov như là tàu sân bay trực thăng siêu nhỏ khi thiết kế hầm chứa máy bay cho phép nó mang đến 3 trực thăng săn ngầm - vận tải Ka-27, Ka-32... Nguồn ảnh: Sina
Việc quá chú ý tới tàu sân bay Kuznetsov có lẽ đã khiến NATO "quên mất" rằng Hải quân Nga còn triển khai chiếc tuần dương hạm hạt nhân duy nhất trên thế giới tới Syria tham chiến. Đây mới là con tàu mà liên minh NATO chống IS ở Syria phải coi chừng nếu có hành động "lỡ tay đánh nhầm" nào đó. Nguồn ảnh: QQ
Đó là chiếc Pyotr Velikiy (Peter Đại đế) thuộc lớp tuần dương hạm Project 1144 Orlan (NATO định danh là lớp Kirov), là tàu chiến chạy bằng năng lượng hạt nhân duy nhất của Hải quân Nga hiện nay, và là tuần dương hạm duy nhất thế giới còn hoạt động sử dụng loại năng lượng đặc biệt này. Nguồn ảnh: Sina
Tuần dương hạm hạt nhân lớp Kirov cũng được coi là chiến hạm mặt nước lớn nhất và nặng nhất trên thế giới, nếu không tính tới tàu sân bay hay tàu đổ bộ tấn công. Nguồn ảnh: Sina
Phân loại chính thức của lớp Kirov theo phương Tây là "battlecruisers - tuần dương hạm bọc thép hoặc tuần dương hạm chiến đấu". Còn với phân loại của Nga thì Kirov được xếp vào là "tuần dương hạm mang tên lửa có điều khiển chạy bằng năng lượng hạt nhân". Nguồn ảnh: Sina
Tuần dương hạm lớp Kirov có lượng giãn nước toàn tải 28.000 tấn, tiêu chuẩn 24.300 tấn, dài 252m, rộng 28,5m, mớn nước 9,1m. Kích thước của nó tương đương thiết giáp hạm trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, lớn bằng tàu sân bay cỡ nhỏ - trung trên thế giới hiện đại. Nguồn ảnh: Sina
Để vận hành con tàu khổng lồ này cần tới 710 người. Nguồn ảnh: Sina
Con tàu được trang bị hai lò phản ứng hạt nhân KN-3 với hai tuốc bin khí GT3A-688 cho phép nó đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h. Tầm hoạt động 1.900km nếu chỉ dùng động cơ tuabin khí và vô hạn nếu dùng năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, dự trữ hành trình của Kirov vẫn phải phụ thuộc vào thực phẩm, nước uống trên tàu. Nguồn ảnh: Sina
Liên Xô dự tính chế tạo 5 chiếc tuần dương hạm lớp Kirov, đặt hàng nhà máy đóng tàu Baltic - TP Leningrad (nay là St Petersburg). Các tàu Kirov sẽ chia cho các Hạm đội Thái Bình Dương, Baltic, Biển Đen, Biển Bắc thống trị các đại dương. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, rốt cuộc chỉ 4/5 chiếc được hoàn thành gồm: Đô đốc Ushakov (biên chế ngày 30/12/1980); Đô đốc Lazarev (biên chế 31/10/1984); Đô đốc Nakhimov (biên chế 30/12/1988) và Peter Đại đế (9/4/1998). Chiếc cuối cùng Đô đốc Kuznetsov đã bị hủy bỏ vào ngày 4/10/1990 - thời điểm Liên bang Xô Viết đã rệu rã, đứng trước nguy cơ giải thể. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn duy nhất chiếc Peter Đại đế còn phục vụ trong Hải quân Nga. Chiếc này được đóng cuối thời Liên Xô, hạ thủy ngày 29/4/1989 nhưng mãi tới tháng 4/1998 mới được biên chế. Có thể nói, đó là một sự nỗ lực rất lớn từ BQP Nga thời bấy giờ khi ngân sách quốc phòng bị cắt giảm do hậu quả kinh tế thời Xô Viết để lại. Nguồn ảnh: Sina
Nga đang cố gắng hiện đại hóa và tái trang bị chiếc Đô đốc Nakhimov đã ngừng hoạt động từ năm 1998. Con tàu có thể được tái trang bị với hệ thống radar – vũ khí mới hoàn toàn với tên lửa S-400, Kalibr-NK. Nguồn ảnh: Sina
Nhìn từ phía sau phần thượng tầng lắp chi chít khí tài anten radar trên tuần dương hạm Kirov. Nguồn ảnh: Sina
Khác với Project 1164 Slava, Project 1144 Kirov được thiết kế với nhiều hệ thống vũ khí đặt trong bệ phóng thẳng đứng giúp con tàu bớt “đồ sộ”. Trong ảnh, các hệ thống phóng thẳng đứng chứa tên lửa chống hạm – phòng không được bố trí ở boong trước. Nguồn ảnh: Sina
Kirov được trang bị tên lửa hành trình chống hạm P-700 Granit có tầm phóng 625km, tốc độ bay siêu âm Mach 1,6 độ cao thấp và Mach 2,5 độ cao lớn, tran gbij đầu tự dẫn radar chủ động kháng nhiễu và hệ thống ngắm mục tiêu vệ tinh Legenda (nhưng không còn sử dụng). Nguồn ảnh: Sina
Trên ba chiếc Ushakov, Lazarev và Nakhimov mang tới 96 quả đạn tên lửa S-300F. Tuy nhiên, trên Peter Đại đế số lượng đạn được cắt giảm, nhưng sử dụng phiên bản mới S-300FM với 48 quả đạn 48N6 có tầm phóng tới 150km, trần bắn 27km, có thể chống được tên lửa đạn đạo. Trong khi loại S-300F chỉ đạt tầm bắn 90km. Nguồn ảnh: Sina
Ngoài ra, trên Peter Đại đế còn được trang bị hơn 200 quả tên lửa phòng không tầm 15km đổ lại gồm: 128 quả đạn tên lửa của hệ thống 9K95 Tor (ảnh); 40 quả đạn OSA-MA và 48 quả đạn trên hệ thống Kashtan.Nguồn ảnh: Sina
Tuần dương hạm hạt nhân Kirov như là tàu sân bay trực thăng siêu nhỏ khi thiết kế hầm chứa máy bay cho phép nó mang đến 3 trực thăng săn ngầm - vận tải Ka-27, Ka-32... Nguồn ảnh: Sina