Theo tin từ Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, hai tàu huấn luyện JS Kirisame và JS Asayuki sẽ có chuyến thăm Đà Nẵng từ 16-19/4. Tuy gọi là tàu huấn luyện nhưng căn cứ vào các tài liệu công khai về trang bị Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) thì 2 tàu này đều thuộc lớp tàu khu trục cỡ lớn của Nhật Bản, được trang bị vũ khí cực kỳ hiện đại. Có thể, chúng hiện tại được kiêm nhiệm vai trò huấn luyện thủy thủ, sĩ quan chiến đấu.JS Kirisame (DD-104) thuộc lớp tàu khu trục thế hệ 3 Murasame, được khởi đóng năm 1996, chính thức biên chế tháng 3/1999. Lớp tàu được thiết kế với kiểu dáng khá giống khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, nhiệm vụ chính gồm chống ngầm và chống hạm.Tàu khu trục JS Kirisame (DD-104) có lượng giãn nước toàn tải 6.100 tấn, dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, thủy thủ đoàn 165 người. Tàu được trang bị 2 4 động cơ tuốc bin khí cho tốc độ 56km/h, tầm hoạt động lên tới hàng nghìn km. Hầu hết hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu đều do Nhật Bản sản xuất, một phần nhập khẩu từ Mỹ.Hỏa lực chống hạm chủ yếu của tàu gồm 8 tên lửa hành trình SSM-1B do Nhật Bản tự sản xuất, tầm bắn 150km, tốc độ bay cận âm.Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk 48 16 ống chứ tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm cơ động cao. Tên lửa đạt tầm bắn 50km, tốc độ đánh chặn Mach 4, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động pha cuối.Trong chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 16 ống chứa tên lửa săn ngầm RUM-139 VL ASROC đạt tầm bắn 22km và 2 cụm phóng ngư lôi Type 68. Ngoài ra, ở đuôi tàu có nhà chứa và sân bay cho trực thăng săn ngầm SH-60J(K).Về phần JS Asayuki (DD-132) thuộc lớp tàu khu trục thế hệ 3 Hatsuyuki được Nhật Bản chế tạo trong giai đoạn 1979-1986. Đây là thế hệ tàu chiến thuộc hàng cũ ở Nhật Bản, hiện chỉ còn 6 trên 12 chiếc hoạt động. Trong đó, có 3 chiếc đã chuyển thành tàu huấn luyện thủy thủ, sĩ quan.Tàu khu trục JS Asayuki (DD-132) được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chống ngầm, bên cạnh đó nó có thể tác chiến phòng không, chống hạm khá tốt. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn, dài 130m, rộng 13,6m, mớn nước 4,4m.Để làm nhiệm vụ chống tàu ngầm, trên tàu JS Asauyki (DD-132) được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC đạt tầm bắn 19km, đầu đạn tên lửa lắp khối nổ mạnh PBXN-103 hoặc ngư lôi Mk46. Trong ảnh là bệ phóng 8 hộp chứa đạn ASROC trên một tàu cùng lớp với Asauyki.Ở đuôi tàu có nhà chứa lớn và sân đỗ cho trực thăng săn ngầm SH-60J(K), ngoài ra còn có 2 bệ phóng ngư lôi HOS-301 324mm. Trong ảnh là trực thăng SH-60J(K) trên tàu khu trục JS Asauyki (DD-132).Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị một bệ phóng tên lửa RIM-7 ở đuôi tàu. Đạn tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow có thể đạt tầm bắn xa đến 19km được thiết kế để bắn hạ máy bay, trực thăng, UAV và tên lửa hành trình.Trong chống hạm tàu mặt nước, tàu khu trục lắp đặt 8 bệ phóng 8 tên lửa hành trình diệt hạm RGM-84 Harpoon đạt tầm bắn 130km.
Theo tin từ Sở Ngoại vụ Đà Nẵng, hai tàu huấn luyện JS Kirisame và JS Asayuki sẽ có chuyến thăm Đà Nẵng từ 16-19/4. Tuy gọi là tàu huấn luyện nhưng căn cứ vào các tài liệu công khai về trang bị Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) thì 2 tàu này đều thuộc lớp tàu khu trục cỡ lớn của Nhật Bản, được trang bị vũ khí cực kỳ hiện đại. Có thể, chúng hiện tại được kiêm nhiệm vai trò huấn luyện thủy thủ, sĩ quan chiến đấu.
JS Kirisame (DD-104) thuộc lớp tàu khu trục thế hệ 3 Murasame, được khởi đóng năm 1996, chính thức biên chế tháng 3/1999. Lớp tàu được thiết kế với kiểu dáng khá giống khu trục Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, nhiệm vụ chính gồm chống ngầm và chống hạm.
Tàu khu trục JS Kirisame (DD-104) có lượng giãn nước toàn tải 6.100 tấn, dài 151m, rộng 17,4m, mớn nước 5,2m, thủy thủ đoàn 165 người. Tàu được trang bị 2 4 động cơ tuốc bin khí cho tốc độ 56km/h, tầm hoạt động lên tới hàng nghìn km. Hầu hết hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu đều do Nhật Bản sản xuất, một phần nhập khẩu từ Mỹ.
Hỏa lực chống hạm chủ yếu của tàu gồm 8 tên lửa hành trình SSM-1B do Nhật Bản tự sản xuất, tầm bắn 150km, tốc độ bay cận âm.
Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk 48 16 ống chứ tên lửa đối không tầm trung RIM-162 ESSM có khả năng đánh chặn tên lửa chống hạm tốc độ siêu âm cơ động cao. Tên lửa đạt tầm bắn 50km, tốc độ đánh chặn Mach 4, dùng đầu tự dẫn radar bán chủ động pha cuối.
Trong chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41 16 ống chứa tên lửa săn ngầm RUM-139 VL ASROC đạt tầm bắn 22km và 2 cụm phóng ngư lôi Type 68. Ngoài ra, ở đuôi tàu có nhà chứa và sân bay cho trực thăng săn ngầm SH-60J(K).
Về phần JS Asayuki (DD-132) thuộc lớp tàu khu trục thế hệ 3 Hatsuyuki được Nhật Bản chế tạo trong giai đoạn 1979-1986. Đây là thế hệ tàu chiến thuộc hàng cũ ở Nhật Bản, hiện chỉ còn 6 trên 12 chiếc hoạt động. Trong đó, có 3 chiếc đã chuyển thành tàu huấn luyện thủy thủ, sĩ quan.
Tàu khu trục JS Asayuki (DD-132) được thiết kế cho nhiệm vụ chính là chống ngầm, bên cạnh đó nó có thể tác chiến phòng không, chống hạm khá tốt. Con tàu có lượng giãn nước toàn tải 4.000 tấn, dài 130m, rộng 13,6m, mớn nước 4,4m.
Để làm nhiệm vụ chống tàu ngầm, trên tàu JS Asauyki (DD-132) được trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUR-5 ASROC đạt tầm bắn 19km, đầu đạn tên lửa lắp khối nổ mạnh PBXN-103 hoặc ngư lôi Mk46. Trong ảnh là bệ phóng 8 hộp chứa đạn ASROC trên một tàu cùng lớp với Asauyki.
Ở đuôi tàu có nhà chứa lớn và sân đỗ cho trực thăng săn ngầm SH-60J(K), ngoài ra còn có 2 bệ phóng ngư lôi HOS-301 324mm. Trong ảnh là trực thăng SH-60J(K) trên tàu khu trục JS Asauyki (DD-132).
Trong tác chiến phòng không, tàu được trang bị một bệ phóng tên lửa RIM-7 ở đuôi tàu. Đạn tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow có thể đạt tầm bắn xa đến 19km được thiết kế để bắn hạ máy bay, trực thăng, UAV và tên lửa hành trình.
Trong chống hạm tàu mặt nước, tàu khu trục lắp đặt 8 bệ phóng 8 tên lửa hành trình diệt hạm RGM-84 Harpoon đạt tầm bắn 130km.