Tại một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới này được lưu giữ kho vũ khí Liên Xô cực lớn từ những thứ bé nhất tới những thứ khổng lồ nhất. Trong ảnh là xe chiến đấu 9A52 của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch – loại pháo phản lực cuối cùng được Liên Xô phát triển. Với các dàn phóng 300mm, BM-30 Smerch có thể hủy diệt mục tiêu cách đó tới 90km.Xe chiến đấu 9P140 của tổ hợp pháo phản lực hạng nặng BM-27 Uragan. Tổ hợp dùng khung bệ cơ sở xe bánh lốp 8x8 ZIL-135 trang bị 16 ống phóng rocket cỡ 220mm với tầm bắn hiệu quả 35km.Nhìn từ đuôi xe pháo BM-27 Uragan 16 nòng cỡ 220mm cùng xe tiếp đạn.Xe chiến đấu 9P1490 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K114 Shturm-S. Tổ hợp được trang bị đạn tên lửa chống tăng dẫn đường vô tuyến 9M114 đạt tầm bắn 400m tới 5km. Khi phóng giá phóng đặt ở đuôi sẽ được nâng lên, khi hành quân phần giá phóng được gấp gọn giấu trong xe.Xe chiến đấu 9P148 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K111-1 Konkurs. Tổ hợp dùng khung bệ xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, đạn tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây 9M113 đạt tầm bắn 70m tới 4km.Lựu pháo tự hành tầm xa 2S5 Giatsint-S lắp pháo 2A36 cỡ 152mm đạt tốc độ bắn 5-6 phát/phút, tầm bắn 28-33km tùy từng loại đạn. Đặc biệt, nó có khả năng bắn đạn hạt nhân công suất 0,1-2kT.Lựu pháo tự hành 2S1 Gvozdika lắp pháo 2A18 cỡ 122mm đạt tầm bắn 15-21km tùy loại đạn, tốc độ bắn 5 phát/phút.Lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya lắp pháo D-22 152mm đạt tầm bắn 18-24km, tốc độ bắn 4 phát/phút.Pháo tự hành 2S7 Pion – đây là một trong những khẩu pháo uy lực nhất trong kho vũ khí Quân đội Liên Xô. 2S7 được trang bị cỗ pháo 2A44 cỡ 203mm đạt tầm bắn 37,5km tới 55km với đạn tăng tầm, nó có thể bắn đạn hạt nhân.Lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S có thể xem là thiết kế pháo binh danh tiếng cuối cùng dưới thời Liên Xô, được đưa vào phục vụ từ năm 1989 tới nay. Msta-S trang bị pháo 2A65 152mm đạt tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn 29 tới 36km tùy loại đạn.Cối tự hành 2S9 Nona-S trang bị pháo cối 2A60 120mm đạt tầm bắn 8,8-12,8km nhưng có khả năng bắn mục tiêu bị che khuất, tốc độ bắn tối đa đến 10 phát/phút.Khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Pháo, Kỹ thuật và Thông tin Nga thực sự to lớn. Nó không chỉ “nhét” được các cỗ pháo đồ sộ mà còn trưng bày được các xe phóng tự hành của các tổ hợp tên lửa phòng không Quân đội Liên Xô. Ảnh: xe phóng tự hành 2P24 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K11 Krug (NATO gọi là SA-4), đạt tầm bắn 50-55km.Xe phóng tự hành 2P25 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO gọi là SA-6). Đây là một trong những vũ khí phòng không tuyệt vời của Liên Xô đã gây khiếp sợ cho phương Tây. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, phi công Israel đã phải “vái lạy” loại tên lửa này và gọi chúng là “ba ngón tay thần chết”. 2K12 Kub là một trong những hệ thống phòng không đầu tiên sử dụng tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Tên lửa đạt tầm bắn 24km, độ cao hạ mục tiêu hơn 14km.Xe chiến đấu 9A33 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa đạt tầm bắn 15km, độ cao hạ mục tiêu 12km.Xe chiến đấu 9A330 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K330 Tor đạt tầm bắn 12km.Xe chiến đấu 2S6 của tổ hợp phòng không tầm thấp 2K22 Tunguska trang bị cặp pháo 30mm và 8 tên lửa đối không 9M311 trên bệ phóng đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao 3,5km.Xe chiến đấu 9A35 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 trang bị đạn tên lửa 9M333 đạt tầm bắn 5km, độ cao 3,5km.
Tại một trong những bảo tàng lớn nhất thế giới này được lưu giữ kho vũ khí Liên Xô cực lớn từ những thứ bé nhất tới những thứ khổng lồ nhất. Trong ảnh là xe chiến đấu 9A52 của tổ hợp pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch – loại pháo phản lực cuối cùng được Liên Xô phát triển. Với các dàn phóng 300mm, BM-30 Smerch có thể hủy diệt mục tiêu cách đó tới 90km.
Xe chiến đấu 9P140 của tổ hợp pháo phản lực hạng nặng BM-27 Uragan. Tổ hợp dùng khung bệ cơ sở xe bánh lốp 8x8 ZIL-135 trang bị 16 ống phóng rocket cỡ 220mm với tầm bắn hiệu quả 35km.
Nhìn từ đuôi xe pháo BM-27 Uragan 16 nòng cỡ 220mm cùng xe tiếp đạn.
Xe chiến đấu 9P1490 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K114 Shturm-S. Tổ hợp được trang bị đạn tên lửa chống tăng dẫn đường vô tuyến 9M114 đạt tầm bắn 400m tới 5km. Khi phóng giá phóng đặt ở đuôi sẽ được nâng lên, khi hành quân phần giá phóng được gấp gọn giấu trong xe.
Xe chiến đấu 9P148 của tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành 9K111-1 Konkurs. Tổ hợp dùng khung bệ xe thiết giáp trinh sát BRDM-2, đạn tên lửa chống tăng dẫn đường bằng dây 9M113 đạt tầm bắn 70m tới 4km.
Lựu pháo tự hành tầm xa 2S5 Giatsint-S lắp pháo 2A36 cỡ 152mm đạt tốc độ bắn 5-6 phát/phút, tầm bắn 28-33km tùy từng loại đạn. Đặc biệt, nó có khả năng bắn đạn hạt nhân công suất 0,1-2kT.
Lựu pháo tự hành 2S1 Gvozdika lắp pháo 2A18 cỡ 122mm đạt tầm bắn 15-21km tùy loại đạn, tốc độ bắn 5 phát/phút.
Lựu pháo tự hành 2S3 Akatsiya lắp pháo D-22 152mm đạt tầm bắn 18-24km, tốc độ bắn 4 phát/phút.
Pháo tự hành 2S7 Pion – đây là một trong những khẩu pháo uy lực nhất trong kho vũ khí Quân đội Liên Xô. 2S7 được trang bị cỗ pháo 2A44 cỡ 203mm đạt tầm bắn 37,5km tới 55km với đạn tăng tầm, nó có thể bắn đạn hạt nhân.
Lựu pháo tự hành 2S19 Msta-S có thể xem là thiết kế pháo binh danh tiếng cuối cùng dưới thời Liên Xô, được đưa vào phục vụ từ năm 1989 tới nay. Msta-S trang bị pháo 2A65 152mm đạt tốc độ bắn 6-8 phát/phút, tầm bắn 29 tới 36km tùy loại đạn.
Cối tự hành 2S9 Nona-S trang bị pháo cối 2A60 120mm đạt tầm bắn 8,8-12,8km nhưng có khả năng bắn mục tiêu bị che khuất, tốc độ bắn tối đa đến 10 phát/phút.
Khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự Pháo, Kỹ thuật và Thông tin Nga thực sự to lớn. Nó không chỉ “nhét” được các cỗ pháo đồ sộ mà còn trưng bày được các xe phóng tự hành của các tổ hợp tên lửa phòng không Quân đội Liên Xô. Ảnh: xe phóng tự hành 2P24 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K11 Krug (NATO gọi là SA-4), đạt tầm bắn 50-55km.
Xe phóng tự hành 2P25 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung 2K12 Kub (NATO gọi là SA-6). Đây là một trong những vũ khí phòng không tuyệt vời của Liên Xô đã gây khiếp sợ cho phương Tây. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh Yom Kippur 1973, phi công Israel đã phải “vái lạy” loại tên lửa này và gọi chúng là “ba ngón tay thần chết”. 2K12 Kub là một trong những hệ thống phòng không đầu tiên sử dụng tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. Tên lửa đạt tầm bắn 24km, độ cao hạ mục tiêu hơn 14km.
Xe chiến đấu 9A33 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K33 Osa đạt tầm bắn 15km, độ cao hạ mục tiêu 12km.
Xe chiến đấu 9A330 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K330 Tor đạt tầm bắn 12km.
Xe chiến đấu 2S6 của tổ hợp phòng không tầm thấp 2K22 Tunguska trang bị cặp pháo 30mm và 8 tên lửa đối không 9M311 trên bệ phóng đạt tầm bắn tối đa 8km, độ cao 3,5km.
Xe chiến đấu 9A35 của tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp 9K35 Strela-10 trang bị đạn tên lửa 9M333 đạt tầm bắn 5km, độ cao 3,5km.