Sau 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngày nay trang bị của Quân chủng Phòng không – Không quân (Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngày càng mạnh mẽ hơn với nhiều vũ khí khí tài hiện đại hàng đầu thế giới góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nguồn: Thanh Niên Trong lực lượng không quân, hiện nay chúng ta có hơn 30 chiếc tiêm kích đa năng hiện đại Su-27/30. Trong ảnh là tiêm kích đa năng Su-27SK – chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam được nhập khẩu từ giữa những năm 1990. Su-27SK có thể mang khối lượng vũ khí lớn tới 8 tấn gồm tên lửa không đối không tầm ngắn – trung và vũ khí tấn công mặt đất không điều khiển.
Không quân ta hiện có 24 chiếc Su-30MK/MK2 – biến thể cải tiến mạnh mẽ với 2 chỗ ngồi từ mẫu Su-27. Ngoài ra, trong năm nay chúng ta đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 và sẽ nhận chuyển giao vào năm tới, nâng tổng số tiêm kích Su-30 lên 36 chiếc. Su-30MK2 được xem là chiến đấu cơ mạnh nhất, hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hôm nay. Nó có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công đối không, đối đất, đối hải bằng bom, tên lửa chính xác cao, tầm xa. Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 mang được tên lửa không đối hạm siêu thanh Kh-31A cho phép đánh chìm tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung trên biển. Đối với lực lượng phòng không, bên cạnh các hệ thống tên lửa S-75, S-125 hệ cũ, hôm nay chúng ta đã có tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 hiện đại hàng đầu thế giới. S-300PMU-1 có thể hạ mục tiêu đường không (máy bay, tên lửa) ở độ cao 27km, tầm bắn xa tối đa đến 150km.
Hệ thống S-300PMU-1 có những “mắt thần” điều khiển hỗ trợ hiện đại gồm đài radar chiếu xạ và điều khiển 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc. Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của hệ thống S-300PMU-1 có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu. Không làm nhiệm vụ diệt mục tiêu nhưng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không canh trời Tổ quốc Việt Nam là các hệ thống radar cảnh giới, báo động sớm. Trong những năm qua, lực lượng radar được đầu tư bổ sung thêm nhiều trang bị mới trong đó có hệ thống radar cảnh giới 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa Đài radar cảnh giới 36D6 nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2 thì radar có thể bắt: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km. Còn với mục tiêu có RCS 1m2 thì: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km và mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm phát hiện từ 147-175km. Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.
Sau 50 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, ngày nay trang bị của Quân chủng Phòng không – Không quân (Quân đội Nhân dân Việt Nam) ngày càng mạnh mẽ hơn với nhiều vũ khí khí tài hiện đại hàng đầu thế giới góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời Tổ quốc Việt Nam XHCN. Nguồn: Thanh Niên
Trong lực lượng không quân, hiện nay chúng ta có hơn 30 chiếc tiêm kích đa năng hiện đại Su-27/30. Trong ảnh là tiêm kích đa năng Su-27SK – chiến đấu cơ thế hệ 4 đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam được nhập khẩu từ giữa những năm 1990. Su-27SK có thể mang khối lượng vũ khí lớn tới 8 tấn gồm tên lửa không đối không tầm ngắn – trung và vũ khí tấn công mặt đất không điều khiển.
Không quân ta hiện có 24 chiếc Su-30MK/MK2 – biến thể cải tiến mạnh mẽ với 2 chỗ ngồi từ mẫu Su-27. Ngoài ra, trong năm nay chúng ta đã ký hợp đồng mua thêm 12 chiếc Su-30MK2 và sẽ nhận chuyển giao vào năm tới, nâng tổng số tiêm kích Su-30 lên 36 chiếc.
Su-30MK2 được xem là chiến đấu cơ mạnh nhất, hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam hôm nay. Nó có khả năng thực hiện mọi nhiệm vụ tấn công đối không, đối đất, đối hải bằng bom, tên lửa chính xác cao, tầm xa. Đặc biệt, trong tác chiến đối hải, Su-30MK2 mang được tên lửa không đối hạm siêu thanh Kh-31A cho phép đánh chìm tàu chiến cỡ nhỏ, cỡ trung trên biển.
Đối với lực lượng phòng không, bên cạnh các hệ thống tên lửa S-75, S-125 hệ cũ, hôm nay chúng ta đã có tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-1 hiện đại hàng đầu thế giới. S-300PMU-1 có thể hạ mục tiêu đường không (máy bay, tên lửa) ở độ cao 27km, tầm bắn xa tối đa đến 150km.
Hệ thống S-300PMU-1 có những “mắt thần” điều khiển hỗ trợ hiện đại gồm đài radar chiếu xạ và điều khiển 30N6E có khả năng theo dõi cùng lúc 12 mục tiêu và dẫn tên lửa bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.
Đài radar nhìn vòng mọi độ cao 96L6E của hệ thống S-300PMU-1 có tầm phát hiện mục tiêu 300km, phát hiện cùng lúc 300 mục tiêu.
Không làm nhiệm vụ diệt mục tiêu nhưng đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không canh trời Tổ quốc Việt Nam là các hệ thống radar cảnh giới, báo động sớm. Trong những năm qua, lực lượng radar được đầu tư bổ sung thêm nhiều trang bị mới trong đó có hệ thống radar cảnh giới 55Zh6UE NEBO-UE (Nga) được thiết kế để phát hiện, bám sát tự động, phân biệt địch – ta, nhận dạng kiểu loại và cung cấp các tham số tọa độ và đường bay các loại mục tiêu bay (gồm cả tên lửa đạn đạo). NEBO-UE phát hiện máy bay chiến đấu có diện tích phản hồi radar RCS 2,5 m2 bay ở độ cao 500m ở cự ly 65km, nếu bay ở độ cao 10km cự ly phát hiện tới 310km, lên đến 400km nếu độ cao hành trình của mục tiêu ở mức 20km. Ảnh minh họa
Hệ thống radar cảnh giới Vostock E (Belarus) có thể phát hiện máy bay chiến đấu ở cự ly 350km và bám cùng lúc không dưới 120 mục tiêu. Đặc biệt, nó cũng có khả năng bắt máy bay tàng hình ở cự ly 72km trong môi trường bị đối phương gây nhiễu điện tử mạnh. Vostock E được xem là một trong những hệ thống radar hiện đại nhất quân đội ta hiện nay. Ảnh minh họa
Đài radar cảnh giới 36D6 nhiệm vụ phát hiện các mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) nhỏ bay ở độ cao thấp và rất thấp trong môi trường nhiễu chủ động và nhiễu bị động mạnh. Với mục tiêu có diện tích phản hồi radar (RCS) 0,1m2 thì radar có thể bắt: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện không dưới 27km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 42km; mục tiêu bay ở độ cao 1.000-6.000m, phạm vi phát hiện không dưới 80km. Còn với mục tiêu có RCS 1m2 thì: mục tiêu bay ở độ cao 50m, phạm vi phát hiện 31km; mục tiêu bay ở độ cao 100m, phạm vi phát hiện 46km; mục tiêu bay ở độ cao trên 1.000m, phạm vi phát hiện từ 110-115km và mục tiêu bay ở độ cao 6.000- 18.000m, phạm phát hiện từ 147-175km.
Hệ thống trinh sát điện từ thụ động Kolchuga – lính “chuyên nghiệp” bắt máy bay tàng hình của phòng không Việt Nam. Theo tính toán, nếu hệ thống được đặt ở độ cao 100m (so với mặt đất) và mục tiêu bay ở độ cao 10km thì tầm phát hiện mục tiêu tới 450km, còn mục tiêu bay ở độ cao 20km thì cự ly phát hiện đạt 620km.