Ngày 14/1/1969 có lẽ là ngày đáng quên nhất trong lịch sử hoạt động của Hải quân Mỹ khi họ chịu thương vong tới 350 người, mất 15 máy bay chiến đấu và tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise (CVN-65) hoàn toàn bị loại khỏi vòng chiến. Và điều gây "sốc" là hung thủ gây nên điều này chính là một trong những vũ khí có mặt trên tàu USS Enterprise lúc đó.Vào buổi sáng hôm đó, mọi hoạt động trên USS Enterprise vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày thì bất ngờ một quả đạn rocket MK-32 Zuni được trang bị cho những chiếc tiêm kích bom F-4 tự phát nổ ngay trên boong tàu. Hình ảnh được cho là khoảng khắc quả đạn Zuni phát nổ vào buổi sáng 14/01.Đám cháy từ vụ nổ nhanh chóng lan tới các bình nhiên liệu trên máy bay đậu gần đó càng khiến ngọn lửa lớn hơn trước, chỉ trong chốc lát toàn bộ boong tàu USS Enterprise bị nhấn chìm trong biển lửa.Mọi thứ diễn ra càng tệ hơn khi lửa bắt đầu lan tới khu vực chứa vũ khí trên boong vốn đang đợi được lắp lên những chiếc chiến đấu cơ, sau 28 phút các vụ nổ liên tiếp đã khiến ít nhất 27 binh sĩ Mỹ thiệt mạng cùng với đó là 314 người bị thương.Thậm chí lửa bắt đầu lan xuống dưới khoang chứa máy bay theo dòng nhiên liệu rò rỉ chảy ra ngoài. Ở phần còn lại của boong tàu USS Enterprise lính cứu hỏa trên tàu cố cách ly đám cháy trước khi chúng tiến đến tháp chỉ huy và số máy bay còn lại.Nhiều tàu khu trục khác trong cùng biên đội cũng được điều động tham gia dập đám cháy trên boong USS Enterprise cũng như dưới khoang chứa máy bay.Sau hơn một tiếng kể từ vụ nổ đầu tiên, lửa trên boong tàu sân bay USS Enterprise mới hoàn toàn được kiểm soát, các vụ nổ cũng phá toang sàn đáp máy bay trên boong với các lỗ hỏng có đường kính lên tới 4.5m.Điều may mắn cho USS Enterprise là lửa trên boong không thể lan xuống dưới thân tàu nếu không hậu quả còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Số máy bay bị phá trong sự cố này lên tới 15 chiếc khi chúng bị thiêu rụi hoàn toàn.Hình ảnh sàn đáp phía sau của tàu USS Enterprise sau khi đám cháy được dập tắt với các lổ hỏng khá lớn cùng xác máy bay nằm ngổn ngang trên boong.Sau tai nạn này tàu USS Enterprise được đưa về Trân Châu Cảng để sửa chữa đến đầu tháng 3/1969 nó mới chính thức tham chiến trở lại.Hình ảnh một phần thân tàu USS Enterprise bị hư hại nặng nề sau vụ nổ. Được biết tai nạn này xảy ra khi tàu sân bay USS Enterprise chỉ mới đi vào hoạt động được 8 năm.Trong tình trạng thông thường USS Enterprise chỉ mang theo tối đa 60 máy bay quân sự các loại cùng thủy thủ đoàn gần 5.000 người. Các ghi chép về sự cố 14/01/1969 cũng được Hải quân Mỹ công bố khá hạn chế nhưng khi xảy ra tai nạn tàu USS Enterprise đang hoạt động ngoài khơi Hawaii cách bờ 120km.
Ngày 14/1/1969 có lẽ là ngày đáng quên nhất trong lịch sử hoạt động của Hải quân Mỹ khi họ chịu thương vong tới 350 người, mất 15 máy bay chiến đấu và tàu sân bay hạt nhân USS Enterprise (CVN-65) hoàn toàn bị loại khỏi vòng chiến. Và điều gây "sốc" là hung thủ gây nên điều này chính là một trong những vũ khí có mặt trên tàu USS Enterprise lúc đó.
Vào buổi sáng hôm đó, mọi hoạt động trên USS Enterprise vẫn diễn ra bình thường như mọi ngày thì bất ngờ một quả đạn rocket MK-32 Zuni được trang bị cho những chiếc tiêm kích bom F-4 tự phát nổ ngay trên boong tàu. Hình ảnh được cho là khoảng khắc quả đạn Zuni phát nổ vào buổi sáng 14/01.
Đám cháy từ vụ nổ nhanh chóng lan tới các bình nhiên liệu trên máy bay đậu gần đó càng khiến ngọn lửa lớn hơn trước, chỉ trong chốc lát toàn bộ boong tàu USS Enterprise bị nhấn chìm trong biển lửa.
Mọi thứ diễn ra càng tệ hơn khi lửa bắt đầu lan tới khu vực chứa vũ khí trên boong vốn đang đợi được lắp lên những chiếc chiến đấu cơ, sau 28 phút các vụ nổ liên tiếp đã khiến ít nhất 27 binh sĩ Mỹ thiệt mạng cùng với đó là 314 người bị thương.
Thậm chí lửa bắt đầu lan xuống dưới khoang chứa máy bay theo dòng nhiên liệu rò rỉ chảy ra ngoài. Ở phần còn lại của boong tàu USS Enterprise lính cứu hỏa trên tàu cố cách ly đám cháy trước khi chúng tiến đến tháp chỉ huy và số máy bay còn lại.
Nhiều tàu khu trục khác trong cùng biên đội cũng được điều động tham gia dập đám cháy trên boong USS Enterprise cũng như dưới khoang chứa máy bay.
Sau hơn một tiếng kể từ vụ nổ đầu tiên, lửa trên boong tàu sân bay USS Enterprise mới hoàn toàn được kiểm soát, các vụ nổ cũng phá toang sàn đáp máy bay trên boong với các lỗ hỏng có đường kính lên tới 4.5m.
Điều may mắn cho USS Enterprise là lửa trên boong không thể lan xuống dưới thân tàu nếu không hậu quả còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Số máy bay bị phá trong sự cố này lên tới 15 chiếc khi chúng bị thiêu rụi hoàn toàn.
Hình ảnh sàn đáp phía sau của tàu USS Enterprise sau khi đám cháy được dập tắt với các lổ hỏng khá lớn cùng xác máy bay nằm ngổn ngang trên boong.
Sau tai nạn này tàu USS Enterprise được đưa về Trân Châu Cảng để sửa chữa đến đầu tháng 3/1969 nó mới chính thức tham chiến trở lại.
Hình ảnh một phần thân tàu USS Enterprise bị hư hại nặng nề sau vụ nổ. Được biết tai nạn này xảy ra khi tàu sân bay USS Enterprise chỉ mới đi vào hoạt động được 8 năm.
Trong tình trạng thông thường USS Enterprise chỉ mang theo tối đa 60 máy bay quân sự các loại cùng thủy thủ đoàn gần 5.000 người. Các ghi chép về sự cố 14/01/1969 cũng được Hải quân Mỹ công bố khá hạn chế nhưng khi xảy ra tai nạn tàu USS Enterprise đang hoạt động ngoài khơi Hawaii cách bờ 120km.