Theo Business Insider, gần đây Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đang có một cuộc "chiến tranh lạnh" thực sự về việc có hay không tiếp tục duy trì sứ mệnh của phi đội cường kích A-10 Thunderbolt II. Quyết định cuối cùng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 Lightning II.Trong khi đó phía Không quân Mỹ lại muốn sử dụng kết quả thử nghiệm bay trên hai dòng máy bay chiến đấu này để đưa ra quyết định cuối cùng. Theo Trung tá Raja Chari - Giám đốc chương trình thử nghiệm F-35 và chỉ huy phi đội bay thử nghiệm 461 cho biết, dù cả A-10 và F-35 đều có những ưu điểm riêng của mình nhưng xét về mặt tổng thể F-35 mới là chiến đấu cơ giúp Không quân Mỹ dành lợi thế trên không.Và để hài lòng những cái đầu nóng ở Washington, một so sánh thử nghiệm tác chiến giữa A-10 và F-35 đã được Không quân Mỹ tiến hành tại căn cứ không quân Edwards nhằm xác định chiến đấu cơ nào mới bảo vệ binh sĩ Mỹ tốt nhất.Theo Chari đánh giá, việc một chiến đấu cơ có hoàn thành tốt nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất hay không phụ thuộc và mối đe dọa mà nó có thể gặp phải và ở đây có hai cấp độ thấp hoặc cao. Đối với môi trường tác chiến có nguy cơ đe dọa cao A-10 chưa bao giờ là một lựa chọn tốt, nó có thể hiệu quả ở Iraq và Afghanistan nhưng các khu vực này có mức độ đe dọa bị tấn công bằng tên lửa phòng không khá thấp. Khi phải đối đầu với các tổ hợp phòng không tiên tiến A-10 có rất ít cơ hội sống sót nếu nó bị tấn công.Một số nhà lập pháp Mỹ chỉ trích kế hoạch cho về hưu A-10 lại cho rằng, mẫu cường kích này có thể hoạt động liên tục xung quanh khu vực mục tiêu tới 90 phút trước khi tấn công còn đối với F-35 con số này chỉ từ 20-30 phút và chừng đó là không đủ nếu như các đơn vị mặt đất cần hổ trợ không quân vào thời điểm đó.Phản bác lại ý kiến này Trung tá Chari nói trên thực tế F-35 vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ bay tuần tiểu kéo dài như A-10. Và một chiếc A-10 có thể thoải mái bay chừng đó thời gian là do nó không bị đe dọa bởi lực lượng phòng không đối phương, mọi chuyện sẽ khác nếu như kẻ địch được trang bị tên lửa phòng không.Trong khi A-10 di chuyển quá gần mục tiêu và nó có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào thì F-35 lại có thể tiêu diệt mọi mục tiêu từ khoảng cách an toàn ngoài tầm bắn của hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay. Chari cho rằng, F-35 có nhiều đặc điểm giống mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm F-15 của Không quân Mỹ hiện tại và nó có tốc độ lẫn sức mạnh vượt trội hơn hẳn A-10.Việc “đi hay ở” của A-10 xem ra khó có thể được quyết định trong thời gian ngắn khi các nhà lập pháp Mỹ lẫn binh sĩ Mỹ trực tiếp trên chiến trường ủng hộ loại máy bay này. Trong khi đó Không quân Mỹ và Lầu Năm Góc lại cần tiền để tiếp tục chương trình F-35 nên bắt buộc phải hy sinh A-10. Nhiều đánh giá cho rằng chính điều này đã khiến Ủy ban quân vụ Quốc hội Mỹ cân nhắc việc tiếp tục duy trì phi đội A-10 khi hầu như không có gì bảo đảm F-35 sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó.
Theo Business Insider, gần đây Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đang có một cuộc "chiến tranh lạnh" thực sự về việc có hay không tiếp tục duy trì sứ mệnh của phi đội cường kích A-10 Thunderbolt II. Quyết định cuối cùng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chương trình phát triển chiến đấu cơ tàng hình F-35 Lightning II.
Trong khi đó phía Không quân Mỹ lại muốn sử dụng kết quả thử nghiệm bay trên hai dòng máy bay chiến đấu này để đưa ra quyết định cuối cùng. Theo Trung tá Raja Chari - Giám đốc chương trình thử nghiệm F-35 và chỉ huy phi đội bay thử nghiệm 461 cho biết, dù cả A-10 và F-35 đều có những ưu điểm riêng của mình nhưng xét về mặt tổng thể F-35 mới là chiến đấu cơ giúp Không quân Mỹ dành lợi thế trên không.
Và để hài lòng những cái đầu nóng ở Washington, một so sánh thử nghiệm tác chiến giữa A-10 và F-35 đã được Không quân Mỹ tiến hành tại căn cứ không quân Edwards nhằm xác định chiến đấu cơ nào mới bảo vệ binh sĩ Mỹ tốt nhất.
Theo Chari đánh giá, việc một chiến đấu cơ có hoàn thành tốt nhiệm vụ hổ trợ hỏa lực cho lực lượng mặt đất hay không phụ thuộc và mối đe dọa mà nó có thể gặp phải và ở đây có hai cấp độ thấp hoặc cao. Đối với môi trường tác chiến có nguy cơ đe dọa cao A-10 chưa bao giờ là một lựa chọn tốt, nó có thể hiệu quả ở Iraq và Afghanistan nhưng các khu vực này có mức độ đe dọa bị tấn công bằng tên lửa phòng không khá thấp. Khi phải đối đầu với các tổ hợp phòng không tiên tiến A-10 có rất ít cơ hội sống sót nếu nó bị tấn công.
Một số nhà lập pháp Mỹ chỉ trích kế hoạch cho về hưu A-10 lại cho rằng, mẫu cường kích này có thể hoạt động liên tục xung quanh khu vực mục tiêu tới 90 phút trước khi tấn công còn đối với F-35 con số này chỉ từ 20-30 phút và chừng đó là không đủ nếu như các đơn vị mặt đất cần hổ trợ không quân vào thời điểm đó.
Phản bác lại ý kiến này Trung tá Chari nói trên thực tế F-35 vẫn có thể thực hiện các nhiệm vụ bay tuần tiểu kéo dài như A-10. Và một chiếc A-10 có thể thoải mái bay chừng đó thời gian là do nó không bị đe dọa bởi lực lượng phòng không đối phương, mọi chuyện sẽ khác nếu như kẻ địch được trang bị tên lửa phòng không.
Trong khi A-10 di chuyển quá gần mục tiêu và nó có thể bị bắn hạ bất cứ lúc nào thì F-35 lại có thể tiêu diệt mọi mục tiêu từ khoảng cách an toàn ngoài tầm bắn của hầu hết các tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại nhất hiện nay. Chari cho rằng, F-35 có nhiều đặc điểm giống mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm F-15 của Không quân Mỹ hiện tại và nó có tốc độ lẫn sức mạnh vượt trội hơn hẳn A-10.
Việc “đi hay ở” của A-10 xem ra khó có thể được quyết định trong thời gian ngắn khi các nhà lập pháp Mỹ lẫn binh sĩ Mỹ trực tiếp trên chiến trường ủng hộ loại máy bay này. Trong khi đó Không quân Mỹ và Lầu Năm Góc lại cần tiền để tiếp tục chương trình F-35 nên bắt buộc phải hy sinh A-10. Nhiều đánh giá cho rằng chính điều này đã khiến Ủy ban quân vụ Quốc hội Mỹ cân nhắc việc tiếp tục duy trì phi đội A-10 khi hầu như không có gì bảo đảm F-35 sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của nó.