Dù bước vào sự nghiệp bằng vai chính trong "Số đỏ" nhưng cuộc đời của nghệ sĩ hài Tuấn Dương lại gắn mình bằng những vai phụ, mang đến tiếng cười cho khán giả.Hơn nửa đời trung thành với những phận "mua vui cho đời", gia tài còn lại của ông Phê trong "Lập trình trái tim" chỉ còn lại những nỗi niềm không thể tỏ bày. Sống một cuộc đời cô đơn đến ngoài 50 tuổi, nhưng khi gắn kết với một người phụ nữ, Tuấn Dương cũng không có được người con nào. Từ biệt cõi trần khi vừa bước qua tuổi lục tuần, gia tài nghệ sĩ Tuấn Dương để lại là một người vợ côi cút và tình yêu mến của khán giả.
Còn người đàn ông mang tên Văn Hiệp, người sinh ra ở phố nhưng lại đóng đinh mình với chiếc điếu cày và hình tượng "trưởng thôn". Ông diễn đến cả trăm vai hài, nhưng ngay cả khi ông cười người đời vẫn muốn khóc bởi những nếp nhăn từ khóe mắt đến khuôn miệng của ông như tạc vào đời những nỗi đắng cay. Và quả vậy, đằng sau những tiếng cười sau sân khấu, sau máy quay, cuộc đời của "trưởng thôn" Văn Hiệp là một nốt nhạc trầm buồn. Trong nền nghệ thuật đương thời, nhiều người mượn danh "nghệ sĩ" để tạo lập cho mình cuộc sống dư giả vật chất. Văn Hiệp vẫn là một trong số nghệ sĩ chân chính đong đếm tiếng cười của khán giả làm giàu cho đời sống của mình không đòi hỏi một danh hiệu.Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Nhưng cả đời mưu sinh, ông chưa được sống một ngày nào thực sự hạnh phúc. Ở tuổi xế chiều, không chỉ sống cô đơn một mình, ông thậm chí có thời gian phải dành cả tiền chế độ ăn của những suất diễn ở trường quay phim truyền hình, gom lại gửi cho vợ, con nơi xứ người. Khi ông ra đi, đồng nghiệp trăm người đều khóc, bởi ông đã sống một cuộc đời cô đơn và nhiều đắng cay. Điều cuối cùng ông còn lại là sự trân quý của các nghệ sĩ đàn em, của triệu triệu khán giả đã khóc, cười cùng ông qua những vai diễn suốt hơn bốn chục năm trời.
Và khán giả màn ảnh Việt sẽ còn nhớ mãi nụ cười hiền hậu, cặp kính quá khổ trên gương mặt già nua của NSND Hồ Kiểng. Cuộc đời làm nghệ thuật của ông gắn liền với những hóa thân lấm lem bùn đất trong những kép phụ. Năm 2005, cố nghệ sĩ Hồ Kiểng đạt kỷ lục diễn viên đóng nhiều vai phụ nhất trong hơn 200 bộ phim.Và người đàn ông này cũng sống một cuộc đời cô đơn trong khó khăn tới tận ngày ra đi. Dù chỉ là vai phụ nhưng Hồ Kiểng, Văn Hiệp hay Tuấn Dương luôn sống hết mình cho vai diễn của mình. Họ chưa bao giờ "phụ vai" diễn của mình cho dù cuộc đời có "phụ" họ như phận "Kép Tư bền". Hình tượng ông già "ăn cá sống" trong Đất Phương Nam như một vai diễn cuộc đời của NS Hồ Kiểng ngoài đời sống.
Dù bước vào sự nghiệp bằng vai chính trong "Số đỏ" nhưng cuộc đời của nghệ sĩ hài Tuấn Dương lại gắn mình bằng những vai phụ, mang đến tiếng cười cho khán giả.
Hơn nửa đời trung thành với những phận "mua vui cho đời", gia tài còn lại của ông Phê trong "Lập trình trái tim" chỉ còn lại những nỗi niềm không thể tỏ bày. Sống một cuộc đời cô đơn đến ngoài 50 tuổi, nhưng khi gắn kết với một người phụ nữ, Tuấn Dương cũng không có được người con nào.
Từ biệt cõi trần khi vừa bước qua tuổi lục tuần, gia tài nghệ sĩ Tuấn Dương để lại là một người vợ côi cút và tình yêu mến của khán giả.
Còn người đàn ông mang tên Văn Hiệp, người sinh ra ở phố nhưng lại đóng đinh mình với chiếc điếu cày và hình tượng "trưởng thôn". Ông diễn đến cả trăm vai hài, nhưng ngay cả khi ông cười người đời vẫn muốn khóc bởi những nếp nhăn từ khóe mắt đến khuôn miệng của ông như tạc vào đời những nỗi đắng cay. Và quả vậy, đằng sau những tiếng cười sau sân khấu, sau máy quay, cuộc đời của "trưởng thôn" Văn Hiệp là một nốt nhạc trầm buồn.
Trong nền nghệ thuật đương thời, nhiều người mượn danh "nghệ sĩ" để tạo lập cho mình cuộc sống dư giả vật chất. Văn Hiệp vẫn là một trong số nghệ sĩ chân chính đong đếm tiếng cười của khán giả làm giàu cho đời sống của mình không đòi hỏi một danh hiệu.Trong sự nghiệp diễn viên 40 năm của mình, ông tham gia tới 1.000 tác phẩm kịch, phim truyện. Nhưng cả đời mưu sinh, ông chưa được sống một ngày nào thực sự hạnh phúc. Ở tuổi xế chiều, không chỉ sống cô đơn một mình, ông thậm chí có thời gian phải dành cả tiền chế độ ăn của những suất diễn ở trường quay phim truyền hình, gom lại gửi cho vợ, con nơi xứ người.
Khi ông ra đi, đồng nghiệp trăm người đều khóc, bởi ông đã sống một cuộc đời cô đơn và nhiều đắng cay. Điều cuối cùng ông còn lại là sự trân quý của các nghệ sĩ đàn em, của triệu triệu khán giả đã khóc, cười cùng ông qua những vai diễn suốt hơn bốn chục năm trời.
Và khán giả màn ảnh Việt sẽ còn nhớ mãi nụ cười hiền hậu, cặp kính quá khổ trên gương mặt già nua của NSND Hồ Kiểng. Cuộc đời làm nghệ thuật của ông gắn liền với những hóa thân lấm lem bùn đất trong những kép phụ. Năm 2005, cố nghệ sĩ Hồ Kiểng đạt kỷ lục diễn viên đóng nhiều vai phụ nhất trong hơn 200 bộ phim.
Và người đàn ông này cũng sống một cuộc đời cô đơn trong khó khăn tới tận ngày ra đi.
Dù chỉ là vai phụ nhưng Hồ Kiểng, Văn Hiệp hay Tuấn Dương luôn sống hết mình cho vai diễn của mình. Họ chưa bao giờ "phụ vai" diễn của mình cho dù cuộc đời có "phụ" họ như phận "Kép Tư bền". Hình tượng ông già "ăn cá sống" trong Đất Phương Nam như một vai diễn cuộc đời của NS Hồ Kiểng ngoài đời sống.