Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới. Ông hoàng này từng dẫn dắt quân Pháp giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường.Tuy nhiên, trong trận Waterloo năm 1815, Napoleon có thất bại lịch sử. Sau trận chiến này, ông buộc phải thoái vị và đi lưu đày trên đảo St. Helena.Vào ngày 5/5/1821, hoàng đế Napoleon qua đời tại hòn đảo hoang vắng trên. Khi ấy, các bác sĩ khám nghiệm tử thi kết luận ông hoàng lừng lẫy nước Pháp một thời tử vong vì ung thư dạ dày. Căn bệnh này cũng đoạt mạng cha của Napoleon.Tuy nhiên, vào năm 2001, một nghiên cứu của 3 nhà khoa học Pháp về nguyên nhân tử vong của Napoleon được công bố nhanh chóng gây xôn xao dư luận.Theo kết quả nghiên cứu, những mẫu tóc của Napoleon có dấu vết của thạch tín. Số mẫu tóc này được lấy sau khi ông hoàng nước Pháp qua đời. Từ đây, các chuyên gia truy tìm nguồn gốc thạch tín có trong cơ thể Napoleon.Một giả thuyết cho rằng, Napoleon nhiễm độc thạch tín là do tiếp xúc với một số tấm bìa của cuốn sách trong ngôi nhà trên đảo St. Helena. Bởi người xưa dùng thạch tín nồng độ cao để bảo quản sách.Việc tiếp xúc với những tấm bìa sách trong thời gian dài khiến Napoleon nhiễm độc thạch tín mà không hay biết.Ngoài ra, một giả thuyết khác suy đoán hoàng đế Napoleon bị bá tước Charles de Montholon đầu độc. Mỗi ngày, bá tước lén bỏ một ít thạch tín vào trong rượu của Napoleon.Bá tước Montholon ám sát ông hoàng danh tiếng một thời nước Pháp nhằm mục đích chính trị. Tuy nhiên, cả hai giả thuyết trên đều chưa thuyết phục.Bí ẩn về nguyên nhân tử vong của hoàng đế Napoleon đến nay vẫn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia. Nhiều người hy vọng sẽ có các cuộc kiểm tra lại thi hài Napoleon đang được đặt trong hầm mộ của nhà thờ Saint-Louis des Invalides ở Paris nhằm sớm làm sáng tỏ bí ẩn này. Mời độc giả xem video: Vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris được tiên đoán từ trước. Nguồn: Vietnamnet
Hoàng đế Napoleon của nước Pháp là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế giới. Ông hoàng này từng dẫn dắt quân Pháp giành được nhiều thắng lợi trên chiến trường.
Tuy nhiên, trong trận Waterloo năm 1815, Napoleon có thất bại lịch sử. Sau trận chiến này, ông buộc phải thoái vị và đi lưu đày trên đảo St. Helena.
Vào ngày 5/5/1821, hoàng đế Napoleon qua đời tại hòn đảo hoang vắng trên. Khi ấy, các bác sĩ khám nghiệm tử thi kết luận ông hoàng lừng lẫy nước Pháp một thời tử vong vì ung thư dạ dày. Căn bệnh này cũng đoạt mạng cha của Napoleon.
Tuy nhiên, vào năm 2001, một nghiên cứu của 3 nhà khoa học Pháp về nguyên nhân tử vong của Napoleon được công bố nhanh chóng gây xôn xao dư luận.
Theo kết quả nghiên cứu, những mẫu tóc của Napoleon có dấu vết của thạch tín. Số mẫu tóc này được lấy sau khi ông hoàng nước Pháp qua đời. Từ đây, các chuyên gia truy tìm nguồn gốc thạch tín có trong cơ thể Napoleon.
Một giả thuyết cho rằng, Napoleon nhiễm độc thạch tín là do tiếp xúc với một số tấm bìa của cuốn sách trong ngôi nhà trên đảo St. Helena. Bởi người xưa dùng thạch tín nồng độ cao để bảo quản sách.
Việc tiếp xúc với những tấm bìa sách trong thời gian dài khiến Napoleon nhiễm độc thạch tín mà không hay biết.
Ngoài ra, một giả thuyết khác suy đoán hoàng đế Napoleon bị bá tước Charles de Montholon đầu độc. Mỗi ngày, bá tước lén bỏ một ít thạch tín vào trong rượu của Napoleon.
Bá tước Montholon ám sát ông hoàng danh tiếng một thời nước Pháp nhằm mục đích chính trị. Tuy nhiên, cả hai giả thuyết trên đều chưa thuyết phục.
Bí ẩn về nguyên nhân tử vong của hoàng đế Napoleon đến nay vẫn thu hút sự quan tâm của giới chuyên gia. Nhiều người hy vọng sẽ có các cuộc kiểm tra lại thi hài Napoleon đang được đặt trong hầm mộ của nhà thờ Saint-Louis des Invalides ở Paris nhằm sớm làm sáng tỏ bí ẩn này.
Mời độc giả xem video: Vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris được tiên đoán từ trước. Nguồn: Vietnamnet