Măng có chất lưu huỳnh nguy cơ gây nhiễm độc máu. Lưu huỳnh thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn đánh lừa người tiêu dùng. Gần đây Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn nhằm giúp người dân chọn măng khô an toàn không bị nhiễm độc.
Biến hóa thịt lợn thành thịt bò bằng hóa chất. Công nghệ hô biến thịt lợn thành thịt bò rất đơn giản, chỉ cần dùng phẩm mầu “hoa hiên” là có thể không phân biệt được về màu sắc đâu là thịt lợn, đâu là thịt trâu, bò.
Chỉ cần pha một thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước, quét lên bề mặt thị lợn, hoặc nhúng thịt lợn vào dung dịch như vậy trong vòng 1 phút, chắc chắn thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi và không thể phân biệt được đâu là thịt bò, đâu là thịt lợn.
Cá nục tẩm hóa chất có thể gây ung thư. Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục hấp sấy khô có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa Cúc tổng hợp. Loại hóa chất này, nếu ăn vào có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Gia vị lẩu gây ung thư. Những gói gia vị này được bán phổ biến ở một số chợ đầu mối và được nhiều quán lẩu sử dụng. Sử dụng loại này cho vào lẩu sẽ làm cho nước lẩu ngọt hơn, có mùi thơm và có nhiều gia vị khác nhau như gia vị lẩu gà, lẩu bò, lẩu Thái… nên rất được các nhà hàng ưa chuộng.
Bên cạnh gói gia vị cho vào nước dùng thì sa tế cũng được hầu hết mọi người sử dụng khi ăn lẩu. Với vị cay cay và thơm, sa tế là sự lựa chọn của những nồi lẩu dành cho những người thích ăn cay. Giống như sa tế, nhiều gói gia vị lẩu nói trên cũng không được ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng.
Rượu ngâm ma túy gây nghiện có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng loại rượu này liên tục, trong một thời gian dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe, khiến người sử dụng có khả năng bị tê liệt thần kinh, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận, kèm theo đó các bệnh về tim, mạch và tiêu hóa cùng một số cơ quan nội tạng khác, thậm chí có thể suy giảm về nhân cách.
Lạc luộc tẩm hóa chất độc hại. Loại hóa chất baking soda này không chỉ có tác dụng giúp lạc từ khô, già trở nên mềm và non mà còn "mở đường" giúp nước luộc ngấm vào sâu bên trong củ lạc. Người ăn khi thấy nước tiết ra lầm tưởng đó là lạc non.
Bóng bì lợn bẩn có thể gây chết người. Bì lợn được thu gom, nhập khẩu không rõ nguồn gốc đưa vào chế biến thành bóng bì lợn. Trong quá trình chế biến, nhiều nơi dùng các chất tẩy rửa, quy trình không hợp vệ sinh, ẩn chứa nhiều độc tố, vi khuẩn gây bệnh.
Giò inox gây ung thư. Những khuôn làm bằng inox kém chất lượng có lẫn nhiều tạp chất, kim loại nặng khi dùng để chế biến thức ăn lâu ngày sẽ tích tụ kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...
Gà thải tồn dư kháng sinh nhập lậu: càng gần Tết, hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu càng phức tạp/ Dù đã siết chặt từ biên giới tới các nẻo đường đi của gà lậu, nhưng lực lượng chức năng các địa phương trong đó có Hà Nội vẫn phát hiện nhiều vụ vận chuyển gà không rõ nguồn gốc.
Việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Đặc biệt với trẻ em, việc ăn phải những thực phẩm tồn dư kháng sinh độc hại này sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhiễm virus độc hại trong hải sản có thể gây tử vong ở trẻ: Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng TPHCM kết hợp với trường Đại học Y dược TPHCM tiến hành khảo sát 40 mẫu hải sản các loại tại một số chợ trên địa bàn TPHCM. đã tìm thấy loại virus gây tiêu chảy, ói mửa có trong một số hải sản tươi sống.
Ổi ngâm hóa chất. Lúc mới mua loại ổi này có màu xanh “lạ mắt” và có mùi vị ngọt khá đặc biệt. Bổ ra, bên trong quả giống ối thường, chỉ có lớp vỏ bên ngoài khác biệt về màu sắc và mùi vị. Chỉ cần xoa nhẹ là lớp vỏ bị trớt ra và có mùi lạ.
Sau một ngày, những quả ổi nhanh chóng rỉ nước và bốc mùi hóa chất, gây buồn nôn. Nếu ngâm ổi vào nước một thời gian, nước chuyển sang màu xanh nhạt và có mùi khó chịu.
300 Kg nội tạng ngâm hóa chất, bốc mùi tại Hà Nội. Kiểm tra những thùng xốp trên xe tải, công an phát hiện hơn 300 kg lòng lợn và gà đã sơ chế, ngâm hóa chất, bốc mùi khó chịu đang trên đường vào nội thành Hà Nội tiêu thụ.
Các loại đồ khô này được bày bán cả năm trời mà không hề hấn gì bởi chúng đã được ngâm tẩm hóa chất trong quá trình chế biến. Lượng histamine tồn dư trong đồ khô tăng cao nếu bảo quản không tốt, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay. Thậm chí có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người.
Hoa quả sấy khô không nhãn mác có thể gây ung thư. Theo các chuyên gia về hóa học: các chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide được phát hiện trong hoa quả khô đều gây tác hại rất xấu cho sức khỏe người dùng nếu chúng được sử dụng quá liều lượng cho phép. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ung thư…
Mới đây (5/1/2013), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Theo dự luận đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng nhằm giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng nhất là trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên theo phản ảnh của báo chí thì việc hai Bộ trưởng đi “vi hành” dường như được “đánh động” trước khiến cho nhiều tiểu thương đã đóng cửa ki ốt trong ngày Bộ trưởng đi kiểm tra. Chính vì thế, thực phẩm bẩn vẫn ngang nhiên bày bán sau khi đoàn kiểm tra đi qua.
Măng có chất lưu huỳnh nguy cơ gây nhiễm độc máu. Lưu huỳnh thường được sử dụng trong quá trình sấy khô măng để chống ẩm mốc, tạo màu vàng đẹp cho măng hơn hoặc ngâm hóa chất tẩy trắng để làm cho sản phẩm măng trắng hơn đánh lừa người tiêu dùng. Gần đây Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn nhằm giúp người dân chọn măng khô an toàn không bị nhiễm độc.
Biến hóa thịt lợn thành thịt bò bằng hóa chất. Công nghệ hô biến thịt lợn thành thịt bò rất đơn giản, chỉ cần dùng phẩm mầu “hoa hiên” là có thể không phân biệt được về màu sắc đâu là thịt lợn, đâu là thịt trâu, bò.
Chỉ cần pha một thìa cà phê bột hoa hiên hòa vào nước, quét lên bề mặt thị lợn, hoặc nhúng thịt lợn vào dung dịch như vậy trong vòng 1 phút, chắc chắn thịt lợn sẽ có màu sắc giống như thịt bò tươi và không thể phân biệt được đâu là thịt bò, đâu là thịt lợn.
Cá nục tẩm hóa chất có thể gây ung thư. Kết quả phân tích của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế) cho thấy, mực khô và cá nục hấp sấy khô có chứa chất Bifenthrin, một loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm hoa Cúc tổng hợp. Loại hóa chất này, nếu ăn vào có thể gây buồn nôn, đau đầu, thậm chí ảnh hưởng đến ADN và gene, gây viêm khớp, ung thư.
Gia vị lẩu gây ung thư. Những gói gia vị này được bán phổ biến ở một số chợ đầu mối và được nhiều quán lẩu sử dụng. Sử dụng loại này cho vào lẩu sẽ làm cho nước lẩu ngọt hơn, có mùi thơm và có nhiều gia vị khác nhau như gia vị lẩu gà, lẩu bò, lẩu Thái… nên rất được các nhà hàng ưa chuộng.
Bên cạnh gói gia vị cho vào nước dùng thì sa tế cũng được hầu hết mọi người sử dụng khi ăn lẩu. Với vị cay cay và thơm, sa tế là sự lựa chọn của những nồi lẩu dành cho những người thích ăn cay. Giống như sa tế, nhiều gói gia vị lẩu nói trên cũng không được ghi ngày sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng.
Rượu ngâm ma túy gây nghiện có thể dẫn đến tử vong. Việc sử dụng loại rượu này liên tục, trong một thời gian dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe, khiến người sử dụng có khả năng bị tê liệt thần kinh, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận, kèm theo đó các bệnh về tim, mạch và tiêu hóa cùng một số cơ quan nội tạng khác, thậm chí có thể suy giảm về nhân cách.
Lạc luộc tẩm hóa chất độc hại. Loại hóa chất baking soda này không chỉ có tác dụng giúp lạc từ khô, già trở nên mềm và non mà còn "mở đường" giúp nước luộc ngấm vào sâu bên trong củ lạc. Người ăn khi thấy nước tiết ra lầm tưởng đó là lạc non.
Bóng bì lợn bẩn có thể gây chết người. Bì lợn được thu gom, nhập khẩu không rõ nguồn gốc đưa vào chế biến thành bóng bì lợn. Trong quá trình chế biến, nhiều nơi dùng các chất tẩy rửa, quy trình không hợp vệ sinh, ẩn chứa nhiều độc tố, vi khuẩn gây bệnh.
Giò inox gây ung thư. Những khuôn làm bằng inox kém chất lượng có lẫn nhiều tạp chất, kim loại nặng khi dùng để chế biến thức ăn lâu ngày sẽ tích tụ kim loại nặng, gây hại cho sức khỏe, thậm chí dẫn đến các bệnh nguy hiểm như gan, ung thư...
Gà thải tồn dư kháng sinh nhập lậu: càng gần Tết, hoạt động vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu càng phức tạp/ Dù đã siết chặt từ biên giới tới các nẻo đường đi của gà lậu, nhưng lực lượng chức năng các địa phương trong đó có Hà Nội vẫn phát hiện nhiều vụ vận chuyển gà không rõ nguồn gốc.
Việc ăn phải thịt gà có kháng sinh cũng làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể người, khiến cho cơ thể dần dần trở nên yếu ớt, giảm sức đề kháng. Đặc biệt với trẻ em, việc ăn phải những thực phẩm tồn dư kháng sinh độc hại này sẽ càng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nhiễm virus độc hại trong hải sản có thể gây tử vong ở trẻ: Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Vệ sinh - Y tế Công cộng TPHCM kết hợp với trường Đại học Y dược TPHCM tiến hành khảo sát 40 mẫu hải sản các loại tại một số chợ trên địa bàn TPHCM. đã tìm thấy loại virus gây tiêu chảy, ói mửa có trong một số hải sản tươi sống.
Ổi ngâm hóa chất. Lúc mới mua loại ổi này có màu xanh “lạ mắt” và có mùi vị ngọt khá đặc biệt. Bổ ra, bên trong quả giống ối thường, chỉ có lớp vỏ bên ngoài khác biệt về màu sắc và mùi vị. Chỉ cần xoa nhẹ là lớp vỏ bị trớt ra và có mùi lạ.
Sau một ngày, những quả ổi nhanh chóng rỉ nước và bốc mùi hóa chất, gây buồn nôn. Nếu ngâm ổi vào nước một thời gian, nước chuyển sang màu xanh nhạt và có mùi khó chịu.
300 Kg nội tạng ngâm hóa chất, bốc mùi tại Hà Nội. Kiểm tra những thùng xốp trên xe tải, công an phát hiện hơn 300 kg lòng lợn và gà đã sơ chế, ngâm hóa chất, bốc mùi khó chịu đang trên đường vào nội thành Hà Nội tiêu thụ.
Các loại đồ khô này được bày bán cả năm trời mà không hề hấn gì bởi chúng đã được ngâm tẩm hóa chất trong quá trình chế biến. Lượng histamine tồn dư trong đồ khô tăng cao nếu bảo quản không tốt, tạo độc tố cao, con người ăn vào sẽ bị dị ứng ngay. Thậm chí có thể không gây dị ứng ngay tức khắc mà tác hại lâu dài trong 5-10 năm sau, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể con người.
Hoa quả sấy khô không nhãn mác có thể gây ung thư. Theo các chuyên gia về hóa học: các chất tạo ngọt saccharin, sodium cyclamate; chất tạo màu carmine, amaranth; chất tẩy trắng và bảo quản sulfur dioxide được phát hiện trong hoa quả khô đều gây tác hại rất xấu cho sức khỏe người dùng nếu chúng được sử dụng quá liều lượng cho phép. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ung thư…
Mới đây (5/1/2013), Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đã dẫn đầu đoàn công tác đi kiểm tra công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại Hà Nội. Theo dự luận đánh giá đây là tín hiệu đáng mừng nhằm giải quyết vấn đề thực phẩm bẩn, thực phẩm kém chất lượng nhất là trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy nhiên theo phản ảnh của báo chí thì việc hai Bộ trưởng đi “vi hành” dường như được “đánh động” trước khiến cho nhiều tiểu thương đã đóng cửa ki ốt trong ngày Bộ trưởng đi kiểm tra. Chính vì thế, thực phẩm bẩn vẫn ngang nhiên bày bán sau khi đoàn kiểm tra đi qua.