Sau khi biết được thông tin ngân hàng máu của Viện huyết học Truyền máu Trung Ương chỉ còn vài ngày nữa là cạn kiệt, rất nhiều người dân ở Hà Nội đã tình nguyện tới đây để hiến tặng những ‘giọt đào’ quý giá của mình.Dù chưa bao giờ đi hiến máu nhưng khi biết được thông tin ngân hàng máu sắp cạn kiệt, anh Dũng (38 tuổi) cùng vợ là chị Thuyên (Hà Nội) đã ngay lập tức tới Viện Huyết học truyền máu Trung Ương để hiến máu.Chỉ trong vòng 2 ngày qua, Viện Huyết học truyền máu Trung Ương đã tiếp nhận tới gần 600 đơn vị máu. Chỉ tính riêng ngày 25/6, số người tới hiến máu đã tăng gấp 10 lần so với ngày thường. Đường đi của máu như thế nào sau khi hiến? Máu sau khi được tiếp nhận sẽ được chuyển tới khoa Điều chế các thành phần máu để xử lý.Các đơn vị máu sau khi được ly tâm, sẽ được đưa đi tách các thành phần máu khác nhau: Hồng cầu, Tiểu cầu, Huyết tương...Mọi quy trình chiết xuất, tách lọc đều được thực hiện trong điều kiện vô trùng để đảm bảo máu có được độ tinh khiết cao nhất.Song song với quá trình phân loại, chiết xuất các đơn vị máu, một lượng mẫu máu nhỏ khác sẽ được đưa tới khoa xét nghiệm để xét nghiệm xem mẫu máu đó có an toàn để truyền cho người bệnh hay không.Các mẫu máu thành phẩm đạt chất lượng sẽ được phân loại và đánh dấu.Máu thành phẩm sau đó sẽ được đánh mã và quản lý bằng barcode để tiện theo dõi.Máu được bảo quản trong những dây chuyền lạnh, Mỗi chế phẩm máu lại có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2 - 6 độ C, tiểu cầu từ 20 - 22 độ, bạch cầu là 24 độ và huyết tương là -18 đến - 24 độ.Sau khi trải qua rất nhiều quy trình chuyên môn nghiêm ngặt cuối cùng đơn vị máu đó được truyền tới tay người bệnh.Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ: ‘Tôi thực sự rất xúc động khi hôm trước (24/6), dù trời mưa bão nhưng người dân vẫn đến hiến máu. Trong ngày hôm nay, người dân đã đến chật kín tầng 2 xếp hàng chờ hiến máu, có nhiều người gọi điện cho tôi tha thiết mong muốn được hiến máu.
Sau khi biết được thông tin ngân hàng máu của Viện huyết học Truyền máu Trung Ương chỉ còn vài ngày nữa là cạn kiệt, rất nhiều người dân ở Hà Nội đã tình nguyện tới đây để hiến tặng những ‘giọt đào’ quý giá của mình.
Dù chưa bao giờ đi hiến máu nhưng khi biết được thông tin ngân hàng máu sắp cạn kiệt, anh Dũng (38 tuổi) cùng vợ là chị Thuyên (Hà Nội) đã ngay lập tức tới Viện Huyết học truyền máu Trung Ương để hiến máu.
Chỉ trong vòng 2 ngày qua, Viện Huyết học truyền máu Trung Ương đã tiếp nhận tới gần 600 đơn vị máu. Chỉ tính riêng ngày 25/6, số người tới hiến máu đã tăng gấp 10 lần so với ngày thường.
Đường đi của máu như thế nào sau khi hiến? Máu sau khi được tiếp nhận sẽ được chuyển tới khoa Điều chế các thành phần máu để xử lý.
Các đơn vị máu sau khi được ly tâm, sẽ được đưa đi tách các thành phần máu khác nhau: Hồng cầu, Tiểu cầu, Huyết tương...
Mọi quy trình chiết xuất, tách lọc đều được thực hiện trong điều kiện vô trùng để đảm bảo máu có được độ tinh khiết cao nhất.
Song song với quá trình phân loại, chiết xuất các đơn vị máu, một lượng mẫu máu nhỏ khác sẽ được đưa tới khoa xét nghiệm để xét nghiệm xem mẫu máu đó có an toàn để truyền cho người bệnh hay không.
Các mẫu máu thành phẩm đạt chất lượng sẽ được phân loại và đánh dấu.
Máu thành phẩm sau đó sẽ được đánh mã và quản lý bằng barcode để tiện theo dõi.
Máu được bảo quản trong những dây chuyền lạnh, Mỗi chế phẩm máu lại có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ khác nhau: Hồng cầu từ 2 - 6 độ C, tiểu cầu từ 20 - 22 độ, bạch cầu là 24 độ và huyết tương là -18 đến - 24 độ.
Sau khi trải qua rất nhiều quy trình chuyên môn nghiêm ngặt cuối cùng đơn vị máu đó được truyền tới tay người bệnh.
Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương chia sẻ: ‘Tôi thực sự rất xúc động khi hôm trước (24/6), dù trời mưa bão nhưng người dân vẫn đến hiến máu. Trong ngày hôm nay, người dân đã đến chật kín tầng 2 xếp hàng chờ hiến máu, có nhiều người gọi điện cho tôi tha thiết mong muốn được hiến máu.