Câu chuyện "đại gia Trần Sơn" xấu xí nhưng sát gái nhất Trung Quốc vừa được lột trần là một trò dối trá trên mạng. Người trong ảnh không phải đại gia, cũng chẳng phải tên thật là Trần Sơn. Và ngoại hình xấu xí của anh ta là do căn bệnh Thalassemia mang lại. Đây là bệnh thiếu máu di truyền bẩm sinh, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh."Đại gia Trần Sơn" có những đặc điểm bề ngoài điển hình của người mắc bệnh Thalassemia là xanh xao, da vàng, bị biến dạng xương mặt, đầu, bụng phình to .Nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh Thalassemia là do cha mẹ kết hôn cận huyết tạo điều kiện cho các gene lặn bệnh lý gặp nhau, thể hiện thành bệnh ở con cái.Theo bác sĩ Hà Thị Sen, khoa Máu trẻ em, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: "Những người mắc bệnh Thalassemia có thể chữa trị bằng cách ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, chi phí điều trị cao và khó tìm được người cho tế bào gốc phù hợp". Bệnh tan máu bẩm sinh khá phổ biến ở Việt Nam và ở những cư dân thuộc vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu phi và Địa Trung Hải. Việt Nam hiện có 5 triệu người mang gene bệnh Thalassemia.Một bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở Việt Nam. Bệnh nhân này có nét mặt cũng như hình dáng khá giống với "đại gia xấu nhất Trung Quốc Trần Sơn"Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến cho người tan máu bẩm sinh là truyền hồng cầu khi lượng huyết sắc tố giảm còn dưới 80 g/l. Bệnh nhân cần phải truyền máu ít nhất 8 lần mỗi năm. "Trần Sơn" cũng phải thực hiện truyền máu đều đặn liên tục để chữa căn bệnh quái ác của mình.
Câu chuyện "đại gia Trần Sơn" xấu xí nhưng sát gái nhất Trung Quốc vừa được lột trần là một trò dối trá trên mạng. Người trong ảnh không phải đại gia, cũng chẳng phải tên thật là Trần Sơn. Và ngoại hình xấu xí của anh ta là do căn bệnh Thalassemia mang lại. Đây là bệnh thiếu máu di truyền bẩm sinh, hay còn gọi là tan máu bẩm sinh.
"Đại gia Trần Sơn" có những đặc điểm bề ngoài điển hình của người mắc bệnh Thalassemia là xanh xao, da vàng, bị biến dạng xương mặt, đầu, bụng phình to .
Nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh Thalassemia là do cha mẹ kết hôn cận huyết tạo điều kiện cho các gene lặn bệnh lý gặp nhau, thể hiện thành bệnh ở con cái.
Theo bác sĩ Hà Thị Sen, khoa Máu trẻ em, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương: "Những người mắc bệnh Thalassemia có thể chữa trị bằng cách ghép tế bào gốc. Tuy nhiên, chi phí điều trị cao và khó tìm được người cho tế bào gốc phù hợp".
Bệnh tan máu bẩm sinh khá phổ biến ở Việt Nam và ở những cư dân thuộc vùng Đông Nam Á, Trung Quốc, Ấn Độ, Châu phi và Địa Trung Hải. Việt Nam hiện có 5 triệu người mang gene bệnh Thalassemia.
Một bệnh nhân mắc bệnh tan máu bẩm sinh ở Việt Nam. Bệnh nhân này có nét mặt cũng như hình dáng khá giống với "đại gia xấu nhất Trung Quốc Trần Sơn"
Hiện nay, phương pháp điều trị phổ biến cho người tan máu bẩm sinh là truyền hồng cầu khi lượng huyết sắc tố giảm còn dưới 80 g/l. Bệnh nhân cần phải truyền máu ít nhất 8 lần mỗi năm. "Trần Sơn" cũng phải thực hiện truyền máu đều đặn liên tục để chữa căn bệnh quái ác của mình.