Hoa cúc đa dạng về màu sắc và chủng loại lại có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng loài hoa này trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa với mong muốn đem thêm sức sống và không khí mùa xuân.Tuy nhiên để có được một khóm cúc đẹp đón Tết, người trồng hoa cũng cần nắm rõ những kỹ thuật trồng hoa.Ở Việt Nam có khoảng trên 50 giống hoa cúc nhưng được trồng phổ biến nhất vẫn là các giống cúc đại đoá vàng, cúc vàng Đà Lạt, cúc Chi Đà Lạt... Do đó, người trồng hoa có thể chọn giống cúc tùy theo sở thích hoặc mục đích trồng.Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ, thêm vào đó bộ rễ phát triển mạnh. Do đó, đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.Kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu có nhiều điểm khác so với cách trồng ngoài vườn.Trong trường hợp trồng cúc vào chậu thì tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp.Chậu có kích thước 30x 15x 20cm (chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 - 15cm (tính từ mép chậu).Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa.Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa cần bấm những nụ phụ, chỉ để lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.
Hoa cúc đa dạng về màu sắc và chủng loại lại có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng loài hoa này trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa với mong muốn đem thêm sức sống và không khí mùa xuân.
Tuy nhiên để có được một khóm cúc đẹp đón Tết, người trồng hoa cũng cần nắm rõ những kỹ thuật trồng hoa.
Ở Việt Nam có khoảng trên 50 giống hoa cúc nhưng được trồng phổ biến nhất vẫn là các giống cúc đại đoá vàng, cúc vàng Đà Lạt, cúc Chi Đà Lạt... Do đó, người trồng hoa có thể chọn giống cúc tùy theo sở thích hoặc mục đích trồng.
Cây cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ, thêm vào đó bộ rễ phát triển mạnh. Do đó, đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm.
Kỹ thuật trồng hoa cúc trong chậu có nhiều điểm khác so với cách trồng ngoài vườn.
Trong trường hợp trồng cúc vào chậu thì tùy thuộc vào kích thước, kiểu dáng khác nhau mà lựa chọn số cây để trồng trong chậu cho phù hợp.
Chậu có kích thước 30x 15x 20cm (chiều cao x đường kính đáy x đường kính miệng chậu) có thể trồng 5 cây/chậu.
Trồng các cây sao cho cây phân bố đều xung quanh chậu để tán cây đều, không trồng cây quá sát vào thành chậu. Nên trồng cây vào buổi chiều, sau khi trồng tưới đẫm nước. Xếp chậu cách chậu 10 - 15cm (tính từ mép chậu).
Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Độ ẩm đất từ 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% là thích hợp cho hoa cúc. Thời kỳ thu hoạch cần độ ẩm vừa phải để tránh nước đọng, gây thối hoa.
Người trồng hoa phải thường xuyên bấm, tỉa cành và các nhánh không cần thiết. Đến thời kỳ ra hoa cần bấm những nụ phụ, chỉ để lại nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi hoa.