Những tiểu thương đến từ các vườn đào nổi tiếng như Phú Thượng, Nhật Tân (Hà Nội) đã bắt đầu "tập kết" tại các điểm bán đào Tết. Họ căng lều bạt ngủ bên vỉa hè để trông hàng chục chậu đào đắt đỏ, trị giá vài trăm triệu đồng.Trong túp lều dựng tạm chừng 3-5m2 chỉ có chiếc chiếu, tấm chăn mỏng và vài vật dụng thiết yếu.Vài bộ bàn ghế nhựa, ấm trà là đủ để "trực chiến" trong gần một tháng buôn bán.Một người bán đào trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: "Chúng tôi mới dọn hàng ra được một vài hôm, trông trực 24/24, có khi đang ngủ khách gọi xem đào cũng phải dậy. Năm nay, anh em ra bán đào sớm hơn mọi năm".Với người làm đào, cả năm chỉ có một dịp bung hàng nên không ai quản ngại khó khăn, mưa gió, rét buốt mùa đông, chỉ mong ngóng một vụ bội thu.Cảnh sống tạm bợ, tranh thủ kiếm tiền từ việc buôn bán và cho thuê cây cảnh ngày Tết không còn quá xa lạ.Tiểu thương một mình làm bạn với ấm trà...Hầu hết người đi bán, trông giữ đào đều mang đầy đủ "đồ nghề" từ nồi xoong, chậu, phích, ấm đun nước... để ăn uống, ngủ nghỉ dã chiến gần tháng trời ngoài vỉa hè.Anh Lâm (bên phải) - một chủ vườn đào ở Phú Thượng (Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào cũng dựng lều bạt thế này để trông đào. Thậm chí có đêm ngủ không đủ giấc vì khách đi qua nhìn dáng đào ưng lại gọi mình dậy hỏi giá, ngắm nghía, có khi không mua..."Những dáng đào "khủng" trị giá hàng trăm triệu được chủ nhân thắp bóng chiếu sáng để thu hút người đi đường.Nhiều người thức trắng cả đêm để trông coi đào. Một chủ vườn đào Phú Thượng hóm hỉnh tâm sự: "Công sức làm cả năm, chịu khó canh giữ kẻo mất Tết".Một khách hàng dừng chân ngắm những chậu đào lũa chơi Tết lạ mắt.Một tấm bạt mới quây che các chậu đào được một nửa.Bên cạnh đó, lều trông hoa địa lan Tết đã che kín.
Những tiểu thương đến từ các vườn đào nổi tiếng như Phú Thượng, Nhật Tân (Hà Nội) đã bắt đầu "tập kết" tại các điểm bán đào Tết. Họ căng lều bạt ngủ bên vỉa hè để trông hàng chục chậu đào đắt đỏ, trị giá vài trăm triệu đồng.
Trong túp lều dựng tạm chừng 3-5m2 chỉ có chiếc chiếu, tấm chăn mỏng và vài vật dụng thiết yếu.
Vài bộ bàn ghế nhựa, ấm trà là đủ để "trực chiến" trong gần một tháng buôn bán.
Một người bán đào trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội) vui vẻ chia sẻ: "Chúng tôi mới dọn hàng ra được một vài hôm, trông trực 24/24, có khi đang ngủ khách gọi xem đào cũng phải dậy. Năm nay, anh em ra bán đào sớm hơn mọi năm".
Với người làm đào, cả năm chỉ có một dịp bung hàng nên không ai quản ngại khó khăn, mưa gió, rét buốt mùa đông, chỉ mong ngóng một vụ bội thu.
Cảnh sống tạm bợ, tranh thủ kiếm tiền từ việc buôn bán và cho thuê cây cảnh ngày Tết không còn quá xa lạ.
Tiểu thương một mình làm bạn với ấm trà...
Hầu hết người đi bán, trông giữ đào đều mang đầy đủ "đồ nghề" từ nồi xoong, chậu, phích, ấm đun nước... để ăn uống, ngủ nghỉ dã chiến gần tháng trời ngoài vỉa hè.
Anh Lâm (bên phải) - một chủ vườn đào ở Phú Thượng (Hà Nội) chia sẻ: "Năm nào cũng dựng lều bạt thế này để trông đào. Thậm chí có đêm ngủ không đủ giấc vì khách đi qua nhìn dáng đào ưng lại gọi mình dậy hỏi giá, ngắm nghía, có khi không mua..."
Những dáng đào "khủng" trị giá hàng trăm triệu được chủ nhân thắp bóng chiếu sáng để thu hút người đi đường.
Nhiều người thức trắng cả đêm để trông coi đào. Một chủ vườn đào Phú Thượng hóm hỉnh tâm sự: "Công sức làm cả năm, chịu khó canh giữ kẻo mất Tết".
Một khách hàng dừng chân ngắm những chậu đào lũa chơi Tết lạ mắt.
Một tấm bạt mới quây che các chậu đào được một nửa.
Bên cạnh đó, lều trông hoa địa lan Tết đã che kín.