Đảo Sakhalin là điểm đến lý tưởng của ngành thủy sản ở Nga. Đây là một trong những ngư trường mà Nga tự hào nhất về sự đa dạng về các loài hải sản đặc biệt là cá hồi. Từ thời xa xưa, không có người dân Nga nào sống trên đảo Sakhalin. Thỉnh thoảng, người dân mới rong buồm ra khơi và đến hòn đảo trên để đánh bắt cá hồi và các loại hải sản khác.
Sau đó, nhiều tàu đánh cá của Nhật Bản bắt đầu xua thuyền đến đảo Sakhalin để đánh bắt cá. Đên năm 1787, họ hình thành hai khu định cư nhỏ của ngư dân Nhật Bản sau đó lan rộng trên toàn khu vực phía Nam của hòn đảo một cách nhanh chóng. Năm 1853, chính phủ Nga muốn người Nhật chuyển khỏi hòn đảo ttrên nhưng ngư dân xứ sở hoa anh đào không chịu chuyển đi. Mãi đến năm 1875, hòn đảo có rất nhiều loại hải sản với số lượng lớn bị phân thành hai khu vực thuộc kiểm soát của Nga và Nhật Bản.
Cuối thế kỷ XIX, ngư dân Nhật Bản đánh bắt hải sản gấp 3-4 lần so với ngư dân Nga. Năm 1920, Nhật Bản lại tuyên bố chủ quyền của mình đối với đảo Sakhalin. Khi đó, họ xây dựng đường sắt, thành phố và các cảng ở đó. Tuy nhiên, đến năm 1945, hòn đảo trên cuối cùng đã trở về với nước Nga.
Cuối thập niên 40, ngư dân Nga chủ yếu là đánh bắt cá trích. Đến những năm 50, họ bắt đầu đánh bắt cá ở những vùng biển sâu và xa hơn. Đến những năm 1970, do săn bắt ồ ạt nên lượng cá ở ngư trường lại suy giảm đáng kể. Số lượng cá trong vùng biển ở đảo Sakhalin suy giảm nhanh chóng và một số loài đã bị tuyệt chủng. Vì vậy người Nga tiến hành quy hoạch lại kế hoạch đánh bắt và thực hiện sinh sản nhân tạo các loài cá. Cuối những năm 1980, Nga đã xây dựng 18 cơ sở nuôi cá trên đảo.Đầu những năm 1990, cuộc sống ở trên đảo gặp khó khăn. Vì vậy, người dân kiếm thêm đồng ra đồng vào bằng việc buôn lậu hàng hóa. Họ nhập khẩu những thiết bị gia dụng và xe hơi với ghế lái ở bên phải của Nhật Bản.
Hiện ngư dân trên đảo Sakhalin đã có cuộc sống tốt hơn. Họ đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản tại 34 cơ sở trên đảo.
Trên đất liền, Nga có 14 cơ sở nuôi trồng thủy hải sản tương tự.
Con số này dường như quá nhỏ bé so với Nhật Bản, Canada và Mỹ nởi những nước này có hàng ngàn cơ sở như vậy ở khu vực Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên rằng, ngư dân nên ngừng đánh bắt cá hồi trong một thời gian để chúng sinh sản và phục hồi số lượng.
Ngư dân và những hộ kinh doanh nhỏ lẻ thường không thể cạnh tranh được với các công ty độc quyền lớn có mặt tại đây.
Đảo Sakhalin là điểm đến lý tưởng của ngành thủy sản ở Nga. Đây là một trong những ngư trường mà Nga tự hào nhất về sự đa dạng về các loài hải sản đặc biệt là cá hồi.
Từ thời xa xưa, không có người dân Nga nào sống trên đảo Sakhalin. Thỉnh thoảng, người dân mới rong buồm ra khơi và đến hòn đảo trên để đánh bắt cá hồi và các loại hải sản khác.
Sau đó, nhiều tàu đánh cá của Nhật Bản bắt đầu xua thuyền đến đảo Sakhalin để đánh bắt cá. Đên năm 1787, họ hình thành hai khu định cư nhỏ của ngư dân Nhật Bản sau đó lan rộng trên toàn khu vực phía Nam của hòn đảo một cách nhanh chóng.
Năm 1853, chính phủ Nga muốn người Nhật chuyển khỏi hòn đảo ttrên nhưng ngư dân xứ sở hoa anh đào không chịu chuyển đi. Mãi đến năm 1875, hòn đảo có rất nhiều loại hải sản với số lượng lớn bị phân thành hai khu vực thuộc kiểm soát của Nga và Nhật Bản.
Cuối thế kỷ XIX, ngư dân Nhật Bản đánh bắt hải sản gấp 3-4 lần so với ngư dân Nga. Năm 1920, Nhật Bản lại tuyên bố chủ quyền của mình đối với đảo Sakhalin. Khi đó, họ xây dựng đường sắt, thành phố và các cảng ở đó. Tuy nhiên, đến năm 1945, hòn đảo trên cuối cùng đã trở về với nước Nga.
Cuối thập niên 40, ngư dân Nga chủ yếu là đánh bắt cá trích. Đến những năm 50, họ bắt đầu đánh bắt cá ở những vùng biển sâu và xa hơn.
Đến những năm 1970, do săn bắt ồ ạt nên lượng cá ở ngư trường lại suy giảm đáng kể. Số lượng cá trong vùng biển ở đảo Sakhalin suy giảm nhanh chóng và một số loài đã bị tuyệt chủng. Vì vậy người Nga tiến hành quy hoạch lại kế hoạch đánh bắt và thực hiện sinh sản nhân tạo các loài cá.
Cuối những năm 1980, Nga đã xây dựng 18 cơ sở nuôi cá trên đảo.
Đầu những năm 1990, cuộc sống ở trên đảo gặp khó khăn. Vì vậy, người dân kiếm thêm đồng ra đồng vào bằng việc buôn lậu hàng hóa. Họ nhập khẩu những thiết bị gia dụng và xe hơi với ghế lái ở bên phải của Nhật Bản.
Hiện ngư dân trên đảo Sakhalin đã có cuộc sống tốt hơn. Họ đánh bắt cá, nuôi trồng thủy sản tại 34 cơ sở trên đảo.
Trên đất liền, Nga có 14 cơ sở nuôi trồng thủy hải sản tương tự.
Con số này dường như quá nhỏ bé so với Nhật Bản, Canada và Mỹ nởi những nước này có hàng ngàn cơ sở như vậy ở khu vực Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học đưa ra lời khuyên rằng, ngư dân nên ngừng đánh bắt cá hồi trong một thời gian để chúng sinh sản và phục hồi số lượng.
Ngư dân và những hộ kinh doanh nhỏ lẻ thường không thể cạnh tranh được với các công ty độc quyền lớn có mặt tại đây.