Mới đây, thông tin Công an Bình Dương cùng Chi cục Thú y kiểm tra cơ sở thu mua heo ở thị xã Bến Cát phát hiện hàng trăm con heo được bơm nước, thuốc an thần trước khi chuyển đến lò mổ khiến dư luận bàng hoàng, kinh hãi. Trước đó, các chất cấm như Sabutamol cũng được phát hiện sử dụng trong hàng trăm nghìn con lợn đã được giết mổ, đem bán thị trường. Làm sao để nhận diện thịt heo bơm chất cấm là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm, lo lắng. Ảnh minh họa.Quan sát màu sắc thịt lợn. Các loại thịt có chất tạo nạc thường có màu đỏ bóng hoặc đỏ sậm không tự nhiên. Sau khi rửa thịt, màu đỏ sậm đó lại mất đi, trông miếng thịt bị nhợt nhạt. Trong khi đó, thịt lợn thông thường có màu hồng nhạt. Ảnh minh họa.Khi đi mua, người tiêu dùng không nên mua thịt heo toàn nạc bởi bao giờ chúng cũng có tỷ lệ mỡ nhất định. Nếu miếng thịt toàn nạc, nguy cơ chứa chất cấm là cao.Để an toàn, người mua nên lựa chọn thịt heo có lớp mỡ dày trên 1,5 cm. Lớp mỡ lỏng lẻo, mỏng dưới 1 cm chắn chắn là thịt heo không an toàn.Dùng tay nhấn nhẹ vào miếng thịt, thịt heo chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi, trong khi thịt bình thường có độ mềm vừa phải, đàn hồi khi bị ấn xuống, không để lại vết lõm khi lấy tay ấn vào.Khi cắt sâu vào bên trong, thịt heo có chất cấm khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém.Ngoài ra, khi nấu thịt, người tiêu dùng có thể nhận biết được đó có phải là thịt lợn siêu nạc hoặc thịt có chất cấm hay không. Thịt heo có chất tạo nạc thường ra nhiều nước, khi nấu lên cũng có mùi không thơm như tự nhiên, khi ăn có cảm giác bị khô. Trong khi thông thường, chúng nấu lên không tạo váng, không ra nhiều nước.Để phát hiện thịt có nhiễm giun sán hay không, người tiêu dùng nên kiểm tra bằng cách cắt thịt theo thớ dọc để quan sát. Nếu miếng thịt heo có những đốm trắng to bằng đầu kim thì miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.Còn thớ thịt có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc vàng xám nằm song song với thớ thịt thì nên loại bỏ vì miếng thịt heo đã bị nhiễm sán. Ngoài ra, người mua cần chọn thịt heo sạch của đơn vị nuôi và giết mổ theo quy trình khép kín, đảm bảo sạch từ con giống, thức ăn đến quy trình giết mổ. Thịt heo có đóng dấu kiểm dịch sẽ an toàn hơn là hàng rẻ, trôi nổi nguồn gốc.
Mới đây, thông tin Công an Bình Dương cùng Chi cục Thú y kiểm tra cơ sở thu mua heo ở thị xã Bến Cát phát hiện hàng trăm con heo được bơm nước, thuốc an thần trước khi chuyển đến lò mổ khiến dư luận bàng hoàng, kinh hãi. Trước đó, các chất cấm như Sabutamol cũng được phát hiện sử dụng trong hàng trăm nghìn con lợn đã được giết mổ, đem bán thị trường. Làm sao để nhận diện thịt heo bơm chất cấm là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm, lo lắng. Ảnh minh họa.
Quan sát màu sắc thịt lợn. Các loại thịt có chất tạo nạc thường có màu đỏ bóng hoặc đỏ sậm không tự nhiên. Sau khi rửa thịt, màu đỏ sậm đó lại mất đi, trông miếng thịt bị nhợt nhạt. Trong khi đó, thịt lợn thông thường có màu hồng nhạt. Ảnh minh họa.
Khi đi mua, người tiêu dùng không nên mua thịt heo toàn nạc bởi bao giờ chúng cũng có tỷ lệ mỡ nhất định. Nếu miếng thịt toàn nạc, nguy cơ chứa chất cấm là cao.
Để an toàn, người mua nên lựa chọn thịt heo có lớp mỡ dày trên 1,5 cm. Lớp mỡ lỏng lẻo, mỏng dưới 1 cm chắn chắn là thịt heo không an toàn.
Dùng tay nhấn nhẹ vào miếng thịt, thịt heo chứa tồn dư chất cấm thường khô hơn, cứng hơn và ít đàn hồi, trong khi thịt bình thường có độ mềm vừa phải, đàn hồi khi bị ấn xuống, không để lại vết lõm khi lấy tay ấn vào.
Khi cắt sâu vào bên trong, thịt heo có chất cấm khá nhũn, chảy dịch, có mùi, có độ đàn hồi kém.
Ngoài ra, khi nấu thịt, người tiêu dùng có thể nhận biết được đó có phải là thịt lợn siêu nạc hoặc thịt có chất cấm hay không. Thịt heo có chất tạo nạc thường ra nhiều nước, khi nấu lên cũng có mùi không thơm như tự nhiên, khi ăn có cảm giác bị khô. Trong khi thông thường, chúng nấu lên không tạo váng, không ra nhiều nước.
Để phát hiện thịt có nhiễm giun sán hay không, người tiêu dùng nên kiểm tra bằng cách cắt thịt theo thớ dọc để quan sát. Nếu miếng thịt heo có những đốm trắng to bằng đầu kim thì miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.
Còn thớ thịt có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc vàng xám nằm song song với thớ thịt thì nên loại bỏ vì miếng thịt heo đã bị nhiễm sán.
Ngoài ra, người mua cần chọn thịt heo sạch của đơn vị nuôi và giết mổ theo quy trình khép kín, đảm bảo sạch từ con giống, thức ăn đến quy trình giết mổ. Thịt heo có đóng dấu kiểm dịch sẽ an toàn hơn là hàng rẻ, trôi nổi nguồn gốc.