Các huy chương SEA Games 28 được sản xuất bởi hãng ELM, hay còn được biết đến là Eng Leong Medallic – đơn vị độc quyền làm huy chương.Để tạo ra một chiếc huy chương hoàn hảo cho SEA Games 28 năm nay, hơn 20 người đã phải làm việc dưới sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ trong suốt 4 tháng. Các khuôn đúc phải được chuẩn bị trước khi quy trình được tiến hành. Các máy tiện kim loại CNC được sử dụng để làm ra từng chiếc khuôn một. Kim loại được rót vào các khuôn riêng, và sau một thời gian, những chiếc huy chương lần lượt được hình thành.Hãng ELM cho biết, quá trình đúc huy chương đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ, không thể chỉ do máy tự động như khi sản xuất tiền xu, với hàng chục hay hàng trăm chiếc mỗi phút mà phải cần đến cả bàn tay của con người.Các “lõi” huy chương đều được làm từ đồng thau. Mỗi chiếc huy chương đều phải trải qua công đoạn cắt tỉa sau khi đã đóng khuôn để đảm bảo thành phẩm cho ra đúng với tiêu chuẩn.Các góc cạnh của mỗi chiếc huy chương đều được mài giũa một cách tỉ mỉ để đảm bảo độ mịn. Đơn vị thực hiện ELM cho biết, mạ là một trong những bước cuối cùng của quá trình sản xuất và cũng yếu tố quyết định tiêu chuẩn và chất lượng của chiếc huy chương thành phẩm. Quá trình này được thực hiện trong nhà, dưới sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.Các huy chương chưa được mạ đầu tiên sẽ được làm sạch trước khi đưa vào quá trình mạ. Quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của hai kỹ thuật viên chuyên dụng và một nhà hóa học.Sau quá trình mạ điện, các huy chương thành phẩm sẽ thành huy chương vàng hoặc bạc. Các huy chương đồng thì sẽ được đen phủ sơn.Cuối cùng, các huy chương sẽ được gắn dây ruy-băng và vượt qua khâu kiểm tra chất lượng. Sau khi hoàn tất quá trình này, các huy chương đã sẵn sàng để trao cho các vận động viên xứng đáng.
Các huy chương SEA Games 28 được sản xuất bởi hãng ELM, hay còn được biết đến là Eng Leong Medallic – đơn vị độc quyền làm huy chương.
Để tạo ra một chiếc huy chương hoàn hảo cho SEA Games 28 năm nay, hơn 20 người đã phải làm việc dưới sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ trong suốt 4 tháng. Các khuôn đúc phải được chuẩn bị trước khi quy trình được tiến hành. Các máy tiện kim loại CNC được sử dụng để làm ra từng chiếc khuôn một. Kim loại được rót vào các khuôn riêng, và sau một thời gian, những chiếc huy chương lần lượt được hình thành.
Hãng ELM cho biết, quá trình đúc huy chương đòi hỏi sự kiểm soát chặt chẽ, không thể chỉ do máy tự động như khi sản xuất tiền xu, với hàng chục hay hàng trăm chiếc mỗi phút mà phải cần đến cả bàn tay của con người.
Các “lõi” huy chương đều được làm từ đồng thau. Mỗi chiếc huy chương đều phải trải qua công đoạn cắt tỉa sau khi đã đóng khuôn để đảm bảo thành phẩm cho ra đúng với tiêu chuẩn.
Các góc cạnh của mỗi chiếc huy chương đều được mài giũa một cách tỉ mỉ để đảm bảo độ mịn. Đơn vị thực hiện ELM cho biết, mạ là một trong những bước cuối cùng của quá trình sản xuất và cũng yếu tố quyết định tiêu chuẩn và chất lượng của chiếc huy chương thành phẩm. Quá trình này được thực hiện trong nhà, dưới sự kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Các huy chương chưa được mạ đầu tiên sẽ được làm sạch trước khi đưa vào quá trình mạ. Quá trình này được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của hai kỹ thuật viên chuyên dụng và một nhà hóa học.
Sau quá trình mạ điện, các huy chương thành phẩm sẽ thành huy chương vàng hoặc bạc. Các huy chương đồng thì sẽ được đen phủ sơn.
Cuối cùng, các huy chương sẽ được gắn dây ruy-băng và vượt qua khâu kiểm tra chất lượng. Sau khi hoàn tất quá trình này, các huy chương đã sẵn sàng để trao cho các vận động viên xứng đáng.