Không ghế ngồi, không bảng hiệu rình rang và chỉ “mở cửa” từ 20h tối nhưng quán cà phê bệt nằm đối diện hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) vẫn thu hút hàng trăm lượt khách mỗi đêm.Cô Nhang, chủ quán cà phê này cho biết quán đã hoạt động gần 2 năm. Quán mở ngoài trời nên phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, chỉ những ngày mưa mới tạm nghỉ.“Ban đầu, quán không có tên. Sau này, nhiều khách thân thiết gọi nơi đây là quán Trà bá đạo theo tên món đồ uống đặc trưng nhất rồi truyền miệng đến giờ như một địa chỉ quen thuộc”, cô Nhang giải thích.Ghế ngồi là những tấm bìa carton, xếp dọc bậc cầu thang và thảm cỏ phía công viên đối diện hồ Xuân Hương.Điểm thu hút duy nhất của quán là chương trình biểu diễn acoustic của các ban nhạc sinh viên và khách du lịch.Là một thành viên trong ban nhạc gắn bó khá lâu với quán, Lê Hà Phúc (sinh viên trường ĐH Yersin) cho biết mức cát-xê 150.000 đồng sau mỗi đêm diễn là nguồn thu nhập ổn định để trang trải chi phí sinh hoạt. Phần giao lưu acoustic thường kéo dài đến nửa đêm. Nhiều vị khách ngồi thưởng thức hết chương trình. Phần lớn khách đến quán là các bạn trẻ đang trong chuyến du lịch Đà Lạt. Một nhân viên cho biết lễ Tết và Giáng sinh là những dịp lượng khách tăng đột biến. Mọi khoảng diện tích xoay quanh “sân khấu” được tận dụng nhưng vẫn không đủ chỗ.Một nhân viên cho biết lễ Tết và Giáng sinh là những dịp lượng khách tăng đột biến. Mọi khoảng diện tích xoay quanh “sân khấu” được tận dụng nhưng vẫn không đủ chỗ.Trung bình mỗi đêm quán phục vụ hơn 200 ly thức uống đồng giá 20.000 đồng. Cô chủ quán nhẩm tính nếu vào mùa không mưa bão thì mỗi tháng doanh thu cũng xấp xỉ gần trăm triệu đồng.Một vị khách đến từ TP HCM cho biết, mô hình kinh doanh này không khác cà phê bệt Hàn Thuyên. Điều đặc biệt là cả khu vực này chỉ xuất hiện duy nhất một quán và khách tụ tập đông nghịt nên cô cũng tò mò tham gia.
Không ghế ngồi, không bảng hiệu rình rang và chỉ “mở cửa” từ 20h tối nhưng quán cà phê bệt nằm đối diện hồ Xuân Hương (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) vẫn thu hút hàng trăm lượt khách mỗi đêm.
Cô Nhang, chủ quán cà phê này cho biết quán đã hoạt động gần 2 năm. Quán mở ngoài trời nên phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, chỉ những ngày mưa mới tạm nghỉ.
“Ban đầu, quán không có tên. Sau này, nhiều khách thân thiết gọi nơi đây là quán Trà bá đạo theo tên món đồ uống đặc trưng nhất rồi truyền miệng đến giờ như một địa chỉ quen thuộc”, cô Nhang giải thích.
Ghế ngồi là những tấm bìa carton, xếp dọc bậc cầu thang và thảm cỏ phía công viên đối diện hồ Xuân Hương.
Điểm thu hút duy nhất của quán là chương trình biểu diễn acoustic của các ban nhạc sinh viên và khách du lịch.
Là một thành viên trong ban nhạc gắn bó khá lâu với quán, Lê Hà Phúc (sinh viên trường ĐH Yersin) cho biết mức cát-xê 150.000 đồng sau mỗi đêm diễn là nguồn thu nhập ổn định để trang trải chi phí sinh hoạt. Phần giao lưu acoustic thường kéo dài đến nửa đêm. Nhiều vị khách ngồi thưởng thức hết chương trình. Phần lớn khách đến quán là các bạn trẻ đang trong chuyến du lịch Đà Lạt. Một nhân viên cho biết lễ Tết và Giáng sinh là những dịp lượng khách tăng đột biến. Mọi khoảng diện tích xoay quanh “sân khấu” được tận dụng nhưng vẫn không đủ chỗ.
Một nhân viên cho biết lễ Tết và Giáng sinh là những dịp lượng khách tăng đột biến. Mọi khoảng diện tích xoay quanh “sân khấu” được tận dụng nhưng vẫn không đủ chỗ.
Trung bình mỗi đêm quán phục vụ hơn 200 ly thức uống đồng giá 20.000 đồng. Cô chủ quán nhẩm tính nếu vào mùa không mưa bão thì mỗi tháng doanh thu cũng xấp xỉ gần trăm triệu đồng.
Một vị khách đến từ TP HCM cho biết, mô hình kinh doanh này không khác cà phê bệt Hàn Thuyên. Điều đặc biệt là cả khu vực này chỉ xuất hiện duy nhất một quán và khách tụ tập đông nghịt nên cô cũng tò mò tham gia.