Giá thuê mặt bằng tại thiên đường mua sắm Athens của Hy Lạp đã giảm gần một nửa kể từ năm 2007 do nền kinh tế khủng hoảng của nước này. Các cửa hàng mua sắm không còn nhộn nhịp như xưa mà thay vào đó là cảnh tiêu điều, vắng vẻ.Riêng chỉ có một số quán bar và nhà hàng trên đường phố dường như vẫn đang hoạt động bình thường.Rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa, trong đó một số tiệm có vẻ đã đóng cửa trong một thời gian dài. Ngày 30/6, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định Hy Lạp đã vỡ nỡ do không thể trả khoản nợ 1,5 tỷ Euro theo đúng kỳ hạn vay của nước này.Những ảnh hưởng từ nền khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp khiến con phố mua sắm trở nên tiêu điều.Vừa qua, Hy Lạp đã cho đóng cửa hàng loạt ngân hàng. Ngày 27/6, hơn 1/3 máy ATM của Hy Lạp đã hết tiền do người dân trước đó đã ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng.Việc các ngân hàng đóng cửa và ATM hết tiền khiến người dân không còn quan tâm tới việc mua sắm nữa. Điều này dẫn đến một loạt cửa hàng trên phố Athens buộc phải đóng cửa vì không có người mua.Thậm chí, Hy Lạp còn vừa ra quyết định miễn phí giao thông công cộng cho cư dân Athens do người dân gặp khó khăn trong việc rút tiền mặt.Nhiều người dân và du khách xếp hàng để chờ rút tiền.Mặc dù vẫn có người qua lại đông đúc nhưng một số cửa hàng vẫn đóng cửa.Có rất đông người đi lại trên đường trong khi các cửa hàng thì vẫn vắng khách.Một nhóm vận động doanh nghiệp Hy Lạp nói rằng nếu không có một thỏa thuận cứu trợ tài chính, 59 doanh nghiệp đang đóng cửa mỗi ngày trong cả nước.Thời kỳ hoàng kim năm 2007, giá thuê mặt bằng ở phố Athens cao gấp đôi so với hiện tại.Cửa hàng Adidas vẫn cố duy trì hoạt động dù có rất ít khách hàng ghé thăm.Gần như một nửa số cửa hàng ở cuối phố Athens đều đã đóng cửa.Các cửa kính bên ngoài cửa hàng bị vẽ bậy chằng chịt.
Giá thuê mặt bằng tại thiên đường mua sắm Athens của Hy Lạp đã giảm gần một nửa kể từ năm 2007 do nền kinh tế khủng hoảng của nước này. Các cửa hàng mua sắm không còn nhộn nhịp như xưa mà thay vào đó là cảnh tiêu điều, vắng vẻ.
Riêng chỉ có một số quán bar và nhà hàng trên đường phố dường như vẫn đang hoạt động bình thường.
Rất nhiều cửa hàng đã đóng cửa, trong đó một số tiệm có vẻ đã đóng cửa trong một thời gian dài. Ngày 30/6, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khẳng định Hy Lạp đã vỡ nỡ do không thể trả khoản nợ 1,5 tỷ Euro theo đúng kỳ hạn vay của nước này.
Những ảnh hưởng từ nền khủng hoảng kinh tế của Hy Lạp khiến con phố mua sắm trở nên tiêu điều.
Vừa qua, Hy Lạp đã cho đóng cửa hàng loạt ngân hàng. Ngày 27/6, hơn 1/3 máy ATM của Hy Lạp đã hết tiền do người dân trước đó đã ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng.
Việc các ngân hàng đóng cửa và ATM hết tiền khiến người dân không còn quan tâm tới việc mua sắm nữa. Điều này dẫn đến một loạt cửa hàng trên phố Athens buộc phải đóng cửa vì không có người mua.
Thậm chí, Hy Lạp còn vừa ra quyết định miễn phí giao thông công cộng cho cư dân Athens do người dân gặp khó khăn trong việc rút tiền mặt.
Nhiều người dân và du khách xếp hàng để chờ rút tiền.
Mặc dù vẫn có người qua lại đông đúc nhưng một số cửa hàng vẫn đóng cửa.
Có rất đông người đi lại trên đường trong khi các cửa hàng thì vẫn vắng khách.
Một nhóm vận động doanh nghiệp Hy Lạp nói rằng nếu không có một thỏa thuận cứu trợ tài chính, 59 doanh nghiệp đang đóng cửa mỗi ngày trong cả nước.
Thời kỳ hoàng kim năm 2007, giá thuê mặt bằng ở phố Athens cao gấp đôi so với hiện tại.
Cửa hàng Adidas vẫn cố duy trì hoạt động dù có rất ít khách hàng ghé thăm.
Gần như một nửa số cửa hàng ở cuối phố Athens đều đã đóng cửa.
Các cửa kính bên ngoài cửa hàng bị vẽ bậy chằng chịt.