Khu liên hợp gang thép (còn gọi Nhà máy thép Vạn Lợi, ở Khu kinh tế Vũng Áng) của Công ty Cổ phần gang thép Hà Tĩnh tọa lạc trên diện tích 25 ha. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp chứng nhận đầu tư năm 2007, điều chỉnh lần 3 năm 2009.Giai đoạn 1 của dự án dự kiến khi hoàn thành sẽ có công suất giai đoạn 1 là 250.000 tấn thép/năm, giai đoạn 2 nâng lên 500.000 tấn/năm. Theo chứng nhận đầu tư, tháng 8/2010, nhà máy sản xuất thử ra phôi thép thương phẩm.Tuy nhiên, dự án không thực hiện được như cam kết sau khi đầu tư. Được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng cho vay với tổng số tiền hơn 750 tỷ đồng để mua sắm máy móc, thiết bị nhưng dự án xây dựng dở dang rồi dừng, bỏ hoang đến nay.Năm 2016, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đã có quyết định thu hồi dự án này. Hiện toàn bộ dự án trở thành bãi đất hoang, cỏ cây um tùm.Những hạng mục công trình dang dở hoen gỉ một màu xám xịt.Thiết bị, máy móc chất thành đống nằm phơi sương, phơi nắng.Số nợ hơn 750 tỷ mà các ngân hàng đầu tư giờ chia nhau bằng đống sắt vụn.Trao đổi với Zing.vn, một lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB Hà Tĩnh), nơi đầu tư gần 600 tỷ đồng theo vốn vay tín dụng đầu tư vào dự án, cho biết đến nay vẫn chưa thể thu hồi khoản nợ này. "Khoản nợ vẫn chưa ai chịu trách nhiệm nên ngân hàng đã gửi hồ sơ sang tòa án chờ giải quyết để sớm thu hồi lại vốn cho Nhà nước, nhưng hơn 1 năm nay vẫn chưa có kết quả”, vị này nói.Những đống phế liệu từ vật liệu công trình chắn ngang cả đường đi, giữa cây cỏ um tùm.Cáp tời, dây máy quay hay cả những thiết bị tiền tỷ cũng chịu cảnh phơi sương, phơi nắng.Một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết khoản nợ hơn 750 tỷ mà các ngân hàng phải thu hồi là hợp đồng dân sự của các ngân hàng. “Trách nhiệm của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh thì chỉ là cấp dự án, cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư và thu hồi Giấy phép chứng nhận đầu tư theo quy định”, vị này nói.Phía trong những căn nhà xây dở dang, có một số máy móc được bảo quản nhưng không tránh khỏi hư hỏng theo thời gian.Một số máy móc còn bị phá hỏng, lấy thiết bị, dây điện bên trong rồi vứt vương vãi.Kênh mương dẫn vào khu nhà máy thép với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng.Số phận của máy móc phục vụ xây dựng, sản xuất bị bỏ phế.Nhiều người ví khu liên hợp gang thép nghìn tỷ này là bãi nghĩa địa hoang vu của máy móc.Ông Đặng Văn Thành, Phó ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết mặt bằng đến 25 ha của khu liên hợp gang thép này vẫn chưa thể thu hồi.Thời điểm phóng viên có mặt khu dự án chỉ có 1 bảo vệ trực chính. Phía ngoài cổng rào kín bằng thép gai tránh bị người dân lấy trộm các tài sản.
Khu liên hợp gang thép (còn gọi Nhà máy thép Vạn Lợi, ở Khu kinh tế Vũng Áng) của Công ty Cổ phần gang thép Hà Tĩnh tọa lạc trên diện tích 25 ha. Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng cấp chứng nhận đầu tư năm 2007, điều chỉnh lần 3 năm 2009.
Giai đoạn 1 của dự án dự kiến khi hoàn thành sẽ có công suất giai đoạn 1 là 250.000 tấn thép/năm, giai đoạn 2 nâng lên 500.000 tấn/năm. Theo chứng nhận đầu tư, tháng 8/2010, nhà máy sản xuất thử ra phôi thép thương phẩm.
Tuy nhiên, dự án không thực hiện được như cam kết sau khi đầu tư. Được đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, trong đó các ngân hàng cho vay với tổng số tiền hơn 750 tỷ đồng để mua sắm máy móc, thiết bị nhưng dự án xây dựng dở dang rồi dừng, bỏ hoang đến nay.
Năm 2016, Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh đã có quyết định thu hồi dự án này. Hiện toàn bộ dự án trở thành bãi đất hoang, cỏ cây um tùm.
Những hạng mục công trình dang dở hoen gỉ một màu xám xịt.
Thiết bị, máy móc chất thành đống nằm phơi sương, phơi nắng.
Số nợ hơn 750 tỷ mà các ngân hàng đầu tư giờ chia nhau bằng đống sắt vụn.
Trao đổi với Zing.vn, một lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB Hà Tĩnh), nơi đầu tư gần 600 tỷ đồng theo vốn vay tín dụng đầu tư vào dự án, cho biết đến nay vẫn chưa thể thu hồi khoản nợ này. "Khoản nợ vẫn chưa ai chịu trách nhiệm nên ngân hàng đã gửi hồ sơ sang tòa án chờ giải quyết để sớm thu hồi lại vốn cho Nhà nước, nhưng hơn 1 năm nay vẫn chưa có kết quả”, vị này nói.
Những đống phế liệu từ vật liệu công trình chắn ngang cả đường đi, giữa cây cỏ um tùm.
Cáp tời, dây máy quay hay cả những thiết bị tiền tỷ cũng chịu cảnh phơi sương, phơi nắng.
Một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết khoản nợ hơn 750 tỷ mà các ngân hàng phải thu hồi là hợp đồng dân sự của các ngân hàng. “Trách nhiệm của Ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh thì chỉ là cấp dự án, cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư và thu hồi Giấy phép chứng nhận đầu tư theo quy định”, vị này nói.
Phía trong những căn nhà xây dở dang, có một số máy móc được bảo quản nhưng không tránh khỏi hư hỏng theo thời gian.
Một số máy móc còn bị phá hỏng, lấy thiết bị, dây điện bên trong rồi vứt vương vãi.
Kênh mương dẫn vào khu nhà máy thép với nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng.
Số phận của máy móc phục vụ xây dựng, sản xuất bị bỏ phế.
Nhiều người ví khu liên hợp gang thép nghìn tỷ này là bãi nghĩa địa hoang vu của máy móc.
Ông Đặng Văn Thành, Phó ban quản lý khu kinh tế Hà Tĩnh cho biết mặt bằng đến 25 ha của khu liên hợp gang thép này vẫn chưa thể thu hồi.
Thời điểm phóng viên có mặt khu dự án chỉ có 1 bảo vệ trực chính. Phía ngoài cổng rào kín bằng thép gai tránh bị người dân lấy trộm các tài sản.