Đang là một thầy giáo trẻ giảng dạy tại trường THPT, tình cờ một lần anh Nguyễn Thế Thắng (SN 1979, trú tại TP. Vinh, Nghệ An) xem chương trình về kỹ thuật nuôi dế. Từ đó, anh Thắng đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ nghề nuôi côn trùng. Ảnh: Vietnamnet.Tốt nghiệp Trường Đại học Vinh khoa Sư phạm Toán, anh được nhận vào giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Văn Tố (huyện Diễn Châu). Tưởng rằng, nghiệp thầy giáo sẽ giúp anh thoát nghèo, nhưng thực tế, mức lương giáo viên không đủ giúp anh chi trả cho cuộc sống. Năm 2010, anh Thắng quyết định nghỉ dạy, chuyển vào TP. Vinh sinh sống để chuyên tâm vào việc nghiên cứu và nuôi dế. Ảnh: Vietnamnet.Càng ngày thương hiệu Thắng “dế” lại càng được nhiều người biết đến, tìm đến để học tập và đặt hàng. Bằng cách phân phối hàng tươi sống cho các nhà hàng, cung cấp cho các buổi tiệc, đám cưới,... thu nhập từ côn trùng của anh ngày một tăng. Ảnh: Vietnamnet.Anh Thắng cho biết, mỗi tháng thu nhập của anh dao động từ 25-30 triệu đồng, doanh thu mỗi năm khoảng 900 triệu từ việc phân phối giống dế, dế làm món ăn. Thành công từ việc nuôi dế để cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn TP. Vinh, anh Thắng tiếp tục phát triển thêm nhiều loại côn trùng để làm món ăn lạ khác như: rắn mối, kỳ nhông, bọ cạp, tắc kè,...Ảnh: Vietnamnet.Chị Trần Thanh Xuân (Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội) hiện có hai trang trại lớn, một ở Hà Nội, một ở Nam Định. Trang trại nuôi côn trùng ở Nam Định rộng mấy trăm mét vuông, nuôi đủ các loại côn trùng với số lượng rất lớn. Ngoài 3 loại dế mèn, tắc kè, bọ cạp, còn có thêm bọ xít, trứng kiến, ve sầu, ấu trùng bướm… Ảnh: Zing.Một tháng gia đình chị Xuân bán ra thị trường gần 2 tấn dế, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi, số tiền lãi một năm lên đến vài tỷ đồng. Ảnh: Zing.Trang trại côn trùng của chị Xuân ở Tam Trinh (Hà Nội) rộng chưa đầy 30 m2 trên tầng 3 của một căn nhà cũ . Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng trang trại lại chứa đến hơn 100 thùng nuôi hàng triệu con dế, tắc kè. Ảnh: Zing.Hiện dế thành phẩm bán ra thị trường theo giá buôn 140.000 - 160.000 đồng/kg, trứng dế làm giống 50.000/khay, tắc kè 60.000 - 100.000 đồng/con....Trung bình mỗi tháng, chị xuất hơn một tấn các loại, cho thu lãi đến hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Zing.Cung cấp cho thị trường mỗi tháng khoảng 6 tấn dế - tương đương 5 triệu con dế thịt, trang trại dế Thanh Dũng của nông dân Trương Thanh Dũng (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An) được xem là trại dế lớn nhất nhì ở vùng ĐBSCL. Ảnh: Dân Việt.Làm giàu từ con dế, người dân địa phương gọi tên anh Dũng là “tỷ phú dế” hay Dũng “dế”. Anh Dũng kể, cơ duyên đến với nghề nuôi dế của anh là từ một lần đọc một bài về nghề nuôi dế trên báo Nông Thôn Ngày Nay cách đây khoảng 10 năm. Lúc đó, anh đang làm đủ thứ nghề để sống, thu nhập rất bấp bênh. Ảnh: Dân Việt.Trên diện tích khoảng 600m2, anh Dũng đầu tư khoảng 700 triệu đồng làm trại nuôi dế. Thùng nuôi dế quy cách khoảng 1,5m x 2m x 1,2m đóng bằng gỗ, thành thùng là lớp nhựa bóng để dế không trèo ra ngoài. Bên trong thùng, anh Dũng mua các khay chứa trứng gà (vịt) loại bỏ đi xếp chồng lên nhau, tạo thành vô số hang cho dế ở. Ảnh: Dân Việt.Hiện, trại dế của anh Dũng có 7 nhân công, làm việc ổn định, thu nhập khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng tùy năng suất (bóc cánh dế và phân loại dế trứng - dế trống). Dế sau khi được làm sạch, anh Dũng cho vào túi 100gram hút chân không, đóng hộp 5 túi (0,5kg) và trữ đông. Ngoài thị trường trong nước, một số khách hàng ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp cũng mua mang về nước theo dạng “quà xách tay”. Ảnh: Dân Việt.Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không thể thực hiện ước mơ vào đại học, anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã đổi đời nhờ nghề nuôi sâu gạo. Trại nuôi của anh Nguyễn Hữu Thanh, ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang xuất bán mỗi tháng thu lãi trên 15 triệu đồng. Ảnh: Zing.Sau hơn 2 năm nuôi sâu, gia đình anh Thanh thoát khỏi cảnh nghèo đeo đẳng. Từ số vốn ban đầu chỉ 600.000 đồng, anh đã xây được căn nhà mới hơn 250 triệu đồng và để dành được một ít vốn chuẩn bị cưới vợ. Nghề nuôi sâu của anh Thanh từng được coi là mô hình khá mới lạ và địa phương dự kiến nhân rộng. Ảnh: Zing.Với 2 trại nuôi, mỗi trại hơn 50 khay, hàng ngày anh Thanh bán từ 6 đến 8 kg sâu. Mức giá sỉ hiện là 90.000 đến 120.000 đồng/kg, (tùy thuộc vào khoảng cách vận chuyển). Bên cạnh đó anh Thanh còn làm đầu mối thu gom của 24 hộ ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bình quân khoảng 200 kg sâu mỗi ngày để cung ứng cho các điểm bán chim, cá cảnh khắp miền Tây, TP HCM. Ảnh: Zing.
Đang là một thầy giáo trẻ giảng dạy tại trường THPT, tình cờ một lần anh Nguyễn Thế Thắng (SN 1979, trú tại TP. Vinh, Nghệ An) xem chương trình về kỹ thuật nuôi dế. Từ đó, anh Thắng đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ nghề nuôi côn trùng. Ảnh: Vietnamnet.
Tốt nghiệp Trường Đại học Vinh khoa Sư phạm Toán, anh được nhận vào giảng dạy tại Trường THPT Nguyễn Văn Tố (huyện Diễn Châu). Tưởng rằng, nghiệp thầy giáo sẽ giúp anh thoát nghèo, nhưng thực tế, mức lương giáo viên không đủ giúp anh chi trả cho cuộc sống. Năm 2010, anh Thắng quyết định nghỉ dạy, chuyển vào TP. Vinh sinh sống để chuyên tâm vào việc nghiên cứu và nuôi dế. Ảnh: Vietnamnet.
Càng ngày thương hiệu Thắng “dế” lại càng được nhiều người biết đến, tìm đến để học tập và đặt hàng. Bằng cách phân phối hàng tươi sống cho các nhà hàng, cung cấp cho các buổi tiệc, đám cưới,... thu nhập từ côn trùng của anh ngày một tăng. Ảnh: Vietnamnet.
Anh Thắng cho biết, mỗi tháng thu nhập của anh dao động từ 25-30 triệu đồng, doanh thu mỗi năm khoảng 900 triệu từ việc phân phối giống dế, dế làm món ăn. Thành công từ việc nuôi dế để cung cấp cho các nhà hàng trên địa bàn TP. Vinh, anh Thắng tiếp tục phát triển thêm nhiều loại côn trùng để làm món ăn lạ khác như: rắn mối, kỳ nhông, bọ cạp, tắc kè,...Ảnh: Vietnamnet.
Chị Trần Thanh Xuân (Tam Trinh, Hoàng Mai, Hà Nội) hiện có hai trang trại lớn, một ở Hà Nội, một ở Nam Định. Trang trại nuôi côn trùng ở Nam Định rộng mấy trăm mét vuông, nuôi đủ các loại côn trùng với số lượng rất lớn. Ngoài 3 loại dế mèn, tắc kè, bọ cạp, còn có thêm bọ xít, trứng kiến, ve sầu, ấu trùng bướm… Ảnh: Zing.
Một tháng gia đình chị Xuân bán ra thị trường gần 2 tấn dế, thu về hàng trăm triệu đồng tiền lãi, số tiền lãi một năm lên đến vài tỷ đồng. Ảnh: Zing.
Trang trại côn trùng của chị Xuân ở Tam Trinh (Hà Nội) rộng chưa đầy 30 m2 trên tầng 3 của một căn nhà cũ . Tuy diện tích nhỏ hẹp nhưng trang trại lại chứa đến hơn 100 thùng nuôi hàng triệu con dế, tắc kè. Ảnh: Zing.
Hiện dế thành phẩm bán ra thị trường theo giá buôn 140.000 - 160.000 đồng/kg, trứng dế làm giống 50.000/khay, tắc kè 60.000 - 100.000 đồng/con....Trung bình mỗi tháng, chị xuất hơn một tấn các loại, cho thu lãi đến hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Cung cấp cho thị trường mỗi tháng khoảng 6 tấn dế - tương đương 5 triệu con dế thịt, trang trại dế Thanh Dũng của nông dân Trương Thanh Dũng (xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hòa, Long An) được xem là trại dế lớn nhất nhì ở vùng ĐBSCL. Ảnh: Dân Việt.
Làm giàu từ con dế, người dân địa phương gọi tên anh Dũng là “tỷ phú dế” hay Dũng “dế”. Anh Dũng kể, cơ duyên đến với nghề nuôi dế của anh là từ một lần đọc một bài về nghề nuôi dế trên báo Nông Thôn Ngày Nay cách đây khoảng 10 năm. Lúc đó, anh đang làm đủ thứ nghề để sống, thu nhập rất bấp bênh. Ảnh: Dân Việt.
Trên diện tích khoảng 600m2, anh Dũng đầu tư khoảng 700 triệu đồng làm trại nuôi dế. Thùng nuôi dế quy cách khoảng 1,5m x 2m x 1,2m đóng bằng gỗ, thành thùng là lớp nhựa bóng để dế không trèo ra ngoài. Bên trong thùng, anh Dũng mua các khay chứa trứng gà (vịt) loại bỏ đi xếp chồng lên nhau, tạo thành vô số hang cho dế ở. Ảnh: Dân Việt.
Hiện, trại dế của anh Dũng có 7 nhân công, làm việc ổn định, thu nhập khoảng 4 - 6 triệu đồng/tháng tùy năng suất (bóc cánh dế và phân loại dế trứng - dế trống). Dế sau khi được làm sạch, anh Dũng cho vào túi 100gram hút chân không, đóng hộp 5 túi (0,5kg) và trữ đông. Ngoài thị trường trong nước, một số khách hàng ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp cũng mua mang về nước theo dạng “quà xách tay”. Ảnh: Dân Việt.
Sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, không thể thực hiện ước mơ vào đại học, anh Nguyễn Hữu Thanh (ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang) đã đổi đời nhờ nghề nuôi sâu gạo. Trại nuôi của anh Nguyễn Hữu Thanh, ở ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang xuất bán mỗi tháng thu lãi trên 15 triệu đồng. Ảnh: Zing.
Sau hơn 2 năm nuôi sâu, gia đình anh Thanh thoát khỏi cảnh nghèo đeo đẳng. Từ số vốn ban đầu chỉ 600.000 đồng, anh đã xây được căn nhà mới hơn 250 triệu đồng và để dành được một ít vốn chuẩn bị cưới vợ. Nghề nuôi sâu của anh Thanh từng được coi là mô hình khá mới lạ và địa phương dự kiến nhân rộng. Ảnh: Zing.
Với 2 trại nuôi, mỗi trại hơn 50 khay, hàng ngày anh Thanh bán từ 6 đến 8 kg sâu. Mức giá sỉ hiện là 90.000 đến 120.000 đồng/kg, (tùy thuộc vào khoảng cách vận chuyển). Bên cạnh đó anh Thanh còn làm đầu mối thu gom của 24 hộ ở khắp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, bình quân khoảng 200 kg sâu mỗi ngày để cung ứng cho các điểm bán chim, cá cảnh khắp miền Tây, TP HCM. Ảnh: Zing.