Coke và Pepsi:
Cuộc chiến giữa Coke và Pepsi đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thậm chí còn có tên là Chiến tranh Coca-Cola. Cả 2 công ty nước giải khát này đều có chung mục tiêu khách hàng. Chính điều này khiến cho cuộc chiến của họ trở nên thú vị. Coke là hãng nước giải khát “thân thiện với gia đình”, trong khi sản phẩm của Pepsi lại nhắm tới khách hàng trẻ tuổi.
McDonald’s và Burger King: Kể từ khi ra đời vào giữa thế kỷ 20, McDonald’s và Burger King đã trở thành những đối thủ không cân sức. Từ việc sao chép món ăn tới quảng cáo giả, cuộc cạnh tranh của 2 hãng thức ăn nhanh khổng lồ này đã kéo dài đến cuối thế kỷ 20. Đầu những năm 2000, do có sự thay đổi CEO và chủ sở hữu, Burger King đã tụt hạng.
Bill Gates và Steve Jobs:
Cuộc chiến giữa 2 ông lớn công nghệ Microsoft của Bill Gates và Apple của Steve Jobs vẫn đang tiếp diễn. Năm 1997, Apple phải đối diện với nguy cơ phá sản và chấp nhận 150 triệu USD đầu từ Bill Gates để duy trì. Tuy nhiên, trong 15 năm cuối đời, Jobs đã vực lại Apple lên đỉnh cao và thậm chí là vượt qua Gates bằng việc tạo ra công nghệ mới như điện thoại thông minh, máy nghe nhạc và máy tính bảng.
Budweiser và Miller: Hai hãng kinh doanh bia này bắt đầu cạnh tranh từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, Miller đã dẫn đầu cuộc đua với việc ra mắt thành công sản phẩm Miller Lite và quảng cáo các cầu thủ nổi tiếng. Cuộc đối đầu này diễn ra khá căng thẳng tới mức mà nhiều tin đồn cho rằng chủ tịch John A. Murphy của Miller phải đặt một tấm thảm có hình của Budweiser dưới bàn làm việc để dẫm lên đó.
Nickelodeon và Disney Channel: Disney Channel là một kênh truyền hình thiếu nhi thuộc tập đoàn truyền thông nổi tiếng trên thế giới Disney. Trong khi đó, Nickelodeon là truyền hình cáp yêu thích của các khán giả nhí và trẻ nhỏ trong nhiều năm qua. Disney đã từng lôi kéo nhiều nhà lãnh đạo của Nickelodeon, trong đó bao gồm Rich Ross, người đứng đầu của Disney Channel hiện nay.
Energizer và Duracell: Đây là 2 hãng sản xuất pin quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Energizer chính thức xuất hiện trên thị trường vào cuối những năm 1800, trong khi Duracell lại ra đời muộn hơn vào giữa những năm 1960. Cả 2 hãng đều sản xuất những sản phẩm pin chất lượng trên thị trường và cùng sử dụng con thỏ làm linh vật trên các sản phẩm đó.
Ferrari và Lamborghini: Hai hãng siêu xe này có khá nhiều điểm chung như vẻ hào nhoáng, thể thao và sang trọng. Cả 2 hãng xe đều có nguồn gốc từ Italy và có hình động vật trên logo. Năm 2010, doanh số của Ferrari vượt xa so với Lamborghini. Cuộc chiến kéo dài 70 năm giữa 2 hãng xe vẫn tiếp diễn, nhưng cả 2 công ty đều thừa nhận rằng đối thủ luôn tạo ra những chiếc xe đẳng cấp.
Sony và Nintendo: Cuộc cạnh tranh giữa Sony và Nintendo kéo dài suốt 15 năm, mặc dù sau đó, Sony khá bận rộn với Microsoft. Với đồ họa 3D và hỗ trợ định dạng CD, Sony đã thống lĩnh thị trường game. Đáp lại hành động đó của Sony, Nitendo đã cho ra mắt N64. Tuy nhiên, nhờ doanh số gấp 3 lần, công nghệ CD của Sony đã “đánh gục” công nghệ băng từ của Nitendo.Ngày nay, 2 hãng game lớn này vẫn đang cạnh tranh khốc liệt khi ra mắt những mô hình game hiện đại nhất, Nintendo với Wii, Sony với Playstation 4.
DC và Marvel: Cuộc chiến giữa 2 “gã khổng lồ” tiểu thuyết đồ họa DC và Marvel chỉ được xem là “một sự phân biệt” bởi cuộc cạnh tranh diễn ra khá lành mạnh. Từ khi chuyển sang phim ảnh, Marvel đã vượt qua DC với những nhân vật truyền thống và nổi tiếng. Marvel được biết đến với Avengers, trong khi DC nổi tiếng với huyền thoại Batman và Superman.
Reebok và Nike: Cuộc chiến giữa 2 hãng giày thể thao lớn Reebok và Nike đã kéo dài trong hơn 3 thập kỷ. Khách hàng là một trong những khác biệt lớn nhất giữa 2 thương hiệu nổi tiếng này. Trong khi Nike chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ khách hàng nam giới thì Reebok lại hướng sản phẩm tới cả 2 đối tượng. Năm 1987, Reebok vượt qua Nike. Kể từ đó, 2 hãng giày nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Mặc dù Adidas đã mua lại Reebok nhưng hãng giày này vẫn xếp thứ 2 sau Nike.
Coke và Pepsi:
Cuộc chiến giữa Coke và Pepsi đã diễn ra trong một khoảng thời gian dài, thậm chí còn có tên là Chiến tranh Coca-Cola. Cả 2 công ty nước giải khát này đều có chung mục tiêu khách hàng. Chính điều này khiến cho cuộc chiến của họ trở nên thú vị. Coke là hãng nước giải khát “thân thiện với gia đình”, trong khi sản phẩm của Pepsi lại nhắm tới khách hàng trẻ tuổi.
McDonald’s và Burger King: Kể từ khi ra đời vào giữa thế kỷ 20, McDonald’s và Burger King đã trở thành những đối thủ không cân sức. Từ việc sao chép món ăn tới quảng cáo giả, cuộc cạnh tranh của 2 hãng thức ăn nhanh khổng lồ này đã kéo dài đến cuối thế kỷ 20. Đầu những năm 2000, do có sự thay đổi CEO và chủ sở hữu, Burger King đã tụt hạng.
Bill Gates và Steve Jobs:
Cuộc chiến giữa 2 ông lớn công nghệ Microsoft của Bill Gates và Apple của Steve Jobs vẫn đang tiếp diễn. Năm 1997, Apple phải đối diện với nguy cơ phá sản và chấp nhận 150 triệu USD đầu từ Bill Gates để duy trì. Tuy nhiên, trong 15 năm cuối đời, Jobs đã vực lại Apple lên đỉnh cao và thậm chí là vượt qua Gates bằng việc tạo ra công nghệ mới như điện thoại thông minh, máy nghe nhạc và máy tính bảng.
Budweiser và Miller: Hai hãng kinh doanh bia này bắt đầu cạnh tranh từ đầu những năm 1980. Tuy nhiên, Miller đã dẫn đầu cuộc đua với việc ra mắt thành công sản phẩm Miller Lite và quảng cáo các cầu thủ nổi tiếng. Cuộc đối đầu này diễn ra khá căng thẳng tới mức mà nhiều tin đồn cho rằng chủ tịch John A. Murphy của Miller phải đặt một tấm thảm có hình của Budweiser dưới bàn làm việc để dẫm lên đó.
Nickelodeon và Disney Channel: Disney Channel là một kênh truyền hình thiếu nhi thuộc tập đoàn truyền thông nổi tiếng trên thế giới Disney. Trong khi đó, Nickelodeon là truyền hình cáp yêu thích của các khán giả nhí và trẻ nhỏ trong nhiều năm qua. Disney đã từng lôi kéo nhiều nhà lãnh đạo của Nickelodeon, trong đó bao gồm Rich Ross, người đứng đầu của Disney Channel hiện nay.
Energizer và Duracell: Đây là 2 hãng sản xuất pin quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Energizer chính thức xuất hiện trên thị trường vào cuối những năm 1800, trong khi Duracell lại ra đời muộn hơn vào giữa những năm 1960. Cả 2 hãng đều sản xuất những sản phẩm pin chất lượng trên thị trường và cùng sử dụng con thỏ làm linh vật trên các sản phẩm đó.
Ferrari và Lamborghini: Hai hãng siêu xe này có khá nhiều điểm chung như vẻ hào nhoáng, thể thao và sang trọng. Cả 2 hãng xe đều có nguồn gốc từ Italy và có hình động vật trên logo. Năm 2010, doanh số của Ferrari vượt xa so với Lamborghini. Cuộc chiến kéo dài 70 năm giữa 2 hãng xe vẫn tiếp diễn, nhưng cả 2 công ty đều thừa nhận rằng đối thủ luôn tạo ra những chiếc xe đẳng cấp.
Sony và Nintendo: Cuộc cạnh tranh giữa Sony và Nintendo kéo dài suốt 15 năm, mặc dù sau đó, Sony khá bận rộn với Microsoft. Với đồ họa 3D và hỗ trợ định dạng CD, Sony đã thống lĩnh thị trường game. Đáp lại hành động đó của Sony, Nitendo đã cho ra mắt N64. Tuy nhiên, nhờ doanh số gấp 3 lần, công nghệ CD của Sony đã “đánh gục” công nghệ băng từ của Nitendo.Ngày nay, 2 hãng game lớn này vẫn đang cạnh tranh khốc liệt khi ra mắt những mô hình game hiện đại nhất, Nintendo với Wii, Sony với Playstation 4.
DC và Marvel: Cuộc chiến giữa 2 “gã khổng lồ” tiểu thuyết đồ họa DC và Marvel chỉ được xem là “một sự phân biệt” bởi cuộc cạnh tranh diễn ra khá lành mạnh. Từ khi chuyển sang phim ảnh, Marvel đã vượt qua DC với những nhân vật truyền thống và nổi tiếng. Marvel được biết đến với Avengers, trong khi DC nổi tiếng với huyền thoại Batman và Superman.
Reebok và Nike: Cuộc chiến giữa 2 hãng giày thể thao lớn Reebok và Nike đã kéo dài trong hơn 3 thập kỷ. Khách hàng là một trong những khác biệt lớn nhất giữa 2 thương hiệu nổi tiếng này. Trong khi Nike chủ yếu sản xuất các sản phẩm phục vụ khách hàng nam giới thì Reebok lại hướng sản phẩm tới cả 2 đối tượng. Năm 1987, Reebok vượt qua Nike. Kể từ đó, 2 hãng giày nỗ lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Mặc dù Adidas đã mua lại Reebok nhưng hãng giày này vẫn xếp thứ 2 sau Nike.