Chợ Long Trường và chợ Tân Phú nằm trên địa bàn quận 9 được xây dựng với quy mô rất khang trang nhưng khi vào bên trong là một cảnh tượng đáng buồn, rất ít tiểu thương buôn bán trong chợ.
Chợ Tân Phú được xây dựng từ năm 2004 với quy mô gần 4.000m2. Tuy nhiên, đã 10 năm qua, ngôi chợ tiền tỷ này phải chịu cảnh hằng ngày phơi nắng phơi sương, làm chỗ tránh nắng cho gia súc và cũng ẩn chứa nhiều vấn đề mất an ninh trật tự.
Chợ có diện tích hàng ngàn mét vuông, với hàng trăm sạp hàng, kinh phí xây dựng lên đến hàng tỉ đồng nhưng bên trong các ki-ốt đều trong tình trạng cửa đóng then cài. Các sạp hàng thì cáu bụi bẩn... Lối đi vào chợ ngập đầy rác.
Được biết trước đây, khi chợ xây dựng xong, cũng có vài ki-ốt mở cửa buôn bán nhưng chưa đầy một tháng, các tiểu thương đã đồng loạt ngưng kinh doanh vì không có khách hàng.
Trong khi những ngôi chợ khang trang rơi vào tình trạng đìu hiu thì chợ tự phát nằm cách đó không xa lại tấp nập cảnh người mua kẻ bán.
Khu chợ tự phát này chỉ cách chợ chính vài trăm mét, hàng trăm tiều thương đưa sạp hàng lần chiếm tràn lan xuống lòng đường gây nên cảnh ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Theo ý kiến của nhiều tiểu thương đang buôn bán tại chợ tự phát thì để có được một chỗ buôn bán trong chợ chính thống, mỗi hộ phải đóng một mức phí hàng trăm triệu đồng/năm. Với lại, chợ chỉ họp buổi sáng nên việc bán được hết hàng trong một buổi sáng là điều không thể.
Ngày nay, cuộc sống công nghiệp đã khiến người dân không có nhiều thời gian đi chợ. Cùng với đó là nhiều hệ thống siêu thị mọc lên nhiều, các khu chung cư, tòa nhà cao tầng cũng mở ra những dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân. Câu hỏi đặt ra là chủ trương mỗi phường có một chợ như hiện nay có phù hợp hoặc có cần thiết phải xây dựng những khu chợ bề thế để rồi ngao ngán khi nhìn thấy nó hoạt động cầm chừng hoặc "chết yểu" như vậy?
Chợ Long Trường và chợ Tân Phú nằm trên địa bàn quận 9 được xây dựng với quy mô rất khang trang nhưng khi vào bên trong là một cảnh tượng đáng buồn, rất ít tiểu thương buôn bán trong chợ.
Chợ Tân Phú được xây dựng từ năm 2004 với quy mô gần 4.000m2. Tuy nhiên, đã 10 năm qua, ngôi chợ tiền tỷ này phải chịu cảnh hằng ngày phơi nắng phơi sương, làm chỗ tránh nắng cho gia súc và cũng ẩn chứa nhiều vấn đề mất an ninh trật tự.
Chợ có diện tích hàng ngàn mét vuông, với hàng trăm sạp hàng, kinh phí xây dựng lên đến hàng tỉ đồng nhưng bên trong các ki-ốt đều trong tình trạng cửa đóng then cài.
Các sạp hàng thì cáu bụi bẩn...
Lối đi vào chợ ngập đầy rác.
Được biết trước đây, khi chợ xây dựng xong, cũng có vài ki-ốt mở cửa buôn bán nhưng chưa đầy một tháng, các tiểu thương đã đồng loạt ngưng
kinh doanh vì không có khách hàng.
Trong khi những ngôi chợ khang trang rơi vào tình trạng đìu hiu thì chợ tự phát nằm cách đó không xa lại tấp nập cảnh người mua kẻ bán.
Khu chợ tự phát này chỉ cách chợ chính vài trăm mét, hàng trăm tiều thương đưa sạp hàng lần chiếm tràn lan xuống lòng đường gây nên cảnh ùn tắc giao thông và mất mỹ quan đô thị.
Theo ý kiến của nhiều tiểu thương đang buôn bán tại chợ tự phát thì để có được một chỗ buôn bán trong chợ chính thống, mỗi hộ phải đóng một mức phí hàng trăm triệu đồng/năm. Với lại, chợ chỉ họp buổi sáng nên việc bán được hết hàng trong một buổi sáng là điều không thể.
Ngày nay, cuộc sống công nghiệp đã khiến người dân không có nhiều thời gian đi chợ. Cùng với đó là nhiều hệ thống siêu thị mọc lên nhiều, các khu chung cư, tòa nhà cao tầng cũng mở ra những dịch vụ thương mại phục vụ nhu cầu tại chỗ của người dân. Câu hỏi đặt ra là chủ trương mỗi phường có một chợ như hiện nay có phù hợp hoặc có cần thiết phải xây dựng những khu chợ bề thế để rồi ngao ngán khi nhìn thấy nó hoạt động cầm chừng hoặc "chết yểu" như vậy?