Vụ cháy TTTM Hải Dương vào ngày 15/9/2013 khiến hơn 500 hộ tiểu thương điêu đứng khi tài sản của họ bị thiêu trụi. Để khắc phục hậu quả vụ cháy, UBND tỉnh Hải Dương đã mượn chợ tạm Hội Đô với thời hạn từ năm 2014 đến 2018 để di chuyển hàng trăm tiểu thương về đây kinh doanh, buôn bán.Dù khu chợ này trước đó đã được đầu tư xây dựng với số vốn tiền tỷ có sức chứa 500 gian hàng và khá khang trang, hiện đại nhưng đa số các tiểu thương đều không đồng ý. Khi đó, hàng trăm tiểu thương đã làm đơn rồi kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh Hải Dương đề nghị thay đổi phương án này. Vì chợ Hội Đô nằm ở nơi hẻo lánh xa xôi, không hợp với nhu cầu mua bán của nhân dân.Khi đó các tiểu thương đều cho rằng: “Bà con tiểu thương đang sống ngắc ngoải sau trận hỏa hoạn giờ lại chuyển về chợ Hội Đô không khác nào chờ chết hẳn. Xây dựng chợ phải gần khu dân cư, nay lại chuyển đến nơi héo lánh xa xôi, không phù hợp với nhu cầu mua bán của nhân dân".Để đưa tiểu thương vào khu chợ Hội Đô này kinh doanh, UBND tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiều chính sách như miễn tiền thuê mặt bằng 5 năm, miễn thuế môn bài... Sau nhiều lần vận động, hơn 200 hộ tiểu thương đã chuyển về chợ này kinh doanh buôn bán.Thế nhưng, sau một thời gian dài đi vào hoạt động với hàng trăm gian hàng thì đến nay chợ Hội Đô vẫn trong cảnh vắng tanh như chùa Bà Đanh. Nhiều hộ kinh doanh không có khách, thua lỗ, ế ẩm đã phải buộc di chuyển đi nơi khác. Số người cố bám trụ, giữ chỗ thì luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng khi chỉ có người bán mà không có người đến mua.Đến chợ Hội Đô hiện nay, ai đến cũng đều chứng kiến một thảm cảnh kinh doanh khi nhiều khu ki ốt bán đồ thời trang, mỹ phẩm, bán hàng kim loại, cơ khí… chỉ còn các biển hiệu, nhưng đều đóng cửa không kinh doanh.Ông Vũ Văn Thế, Phó ban quản lý Chợ và TTTM Hội Đô, cho biết: “Lúc mới chuyển chợ về đây, các chủ tiểu thương mở cửa buôn bán đều. Nhưng đi vào hoạt động được gần một năm thì lượng khách thưa thớt dần, các tiểu thương chán nản, bỏ chợ đi kinh doanh nơi khác”.Các tiểu thương và dư luận địa phương cho rằng, việc UBND tỉnh Hải Dương và các cấp chính quyền di chuyển tiểu thương ra chợ Hội Đô chỉ để làm xong trách nhiệm của mình liên quan đến vụ cháy TTTM mà không có chính sách để phát triển chợ này thành nơi buôn bán sầm uất lâu dài.Họ mong rằng, để không “đem con bỏ chợ”, các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương nên sớm có giải pháp thiết thực hơn nhằm thu hút khách đến chợ Hội Đô.Tuy nhiên, khi nguyện vọng đó chưa thành sự thật thì nỗi lo cơm áo gạo tiền của các tiểu thương luôn thường trực với số tiền vay ngân hàng thường xuyên "đe dọa" họ.
Vụ cháy TTTM Hải Dương vào ngày 15/9/2013 khiến hơn 500 hộ tiểu thương điêu đứng khi tài sản của họ bị thiêu trụi. Để khắc phục hậu quả vụ cháy, UBND tỉnh Hải Dương đã mượn chợ tạm Hội Đô với thời hạn từ năm 2014 đến 2018 để di chuyển hàng trăm tiểu thương về đây kinh doanh, buôn bán.
Dù khu chợ này trước đó đã được đầu tư xây dựng với số vốn tiền tỷ có sức chứa 500 gian hàng và khá khang trang, hiện đại nhưng đa số các tiểu thương đều không đồng ý. Khi đó, hàng trăm tiểu thương đã làm đơn rồi kéo nhau lên trụ sở UBND tỉnh Hải Dương đề nghị thay đổi phương án này. Vì chợ Hội Đô nằm ở nơi hẻo lánh xa xôi, không hợp với nhu cầu mua bán của nhân dân.
Khi đó các tiểu thương đều cho rằng: “Bà con tiểu thương đang sống ngắc ngoải sau trận hỏa hoạn giờ lại chuyển về chợ Hội Đô không khác nào chờ chết hẳn. Xây dựng chợ phải gần khu dân cư, nay lại chuyển đến nơi héo lánh xa xôi, không phù hợp với nhu cầu mua bán của nhân dân".
Để đưa tiểu thương vào khu chợ Hội Đô này kinh doanh, UBND tỉnh Hải Dương đã đưa ra nhiều chính sách như miễn tiền thuê mặt bằng 5 năm, miễn thuế môn bài... Sau nhiều lần vận động, hơn 200 hộ tiểu thương đã chuyển về chợ này kinh doanh buôn bán.
Thế nhưng, sau một thời gian dài đi vào hoạt động với hàng trăm gian hàng thì đến nay chợ Hội Đô vẫn trong cảnh vắng tanh như chùa Bà Đanh. Nhiều hộ kinh doanh không có khách, thua lỗ, ế ẩm đã phải buộc di chuyển đi nơi khác. Số người cố bám trụ, giữ chỗ thì luôn phải sống trong tâm trạng lo lắng khi chỉ có người bán mà không có người đến mua.
Đến chợ Hội Đô hiện nay, ai đến cũng đều chứng kiến một thảm cảnh kinh doanh khi nhiều khu ki ốt bán đồ thời trang, mỹ phẩm, bán hàng kim loại, cơ khí… chỉ còn các biển hiệu, nhưng đều đóng cửa không kinh doanh.
Ông Vũ Văn Thế, Phó ban quản lý Chợ và TTTM Hội Đô, cho biết: “Lúc mới chuyển chợ về đây, các chủ tiểu thương mở cửa buôn bán đều. Nhưng đi vào hoạt động được gần một năm thì lượng khách thưa thớt dần, các tiểu thương chán nản, bỏ chợ đi kinh doanh nơi khác”.
Các tiểu thương và dư luận địa phương cho rằng, việc UBND tỉnh Hải Dương và các cấp chính quyền di chuyển tiểu thương ra chợ Hội Đô chỉ để làm xong trách nhiệm của mình liên quan đến vụ cháy TTTM mà không có chính sách để phát triển chợ này thành nơi buôn bán sầm uất lâu dài.
Họ mong rằng, để không “đem con bỏ chợ”, các cấp chính quyền tỉnh Hải Dương nên sớm có giải pháp thiết thực hơn nhằm thu hút khách đến chợ Hội Đô.
Tuy nhiên, khi nguyện vọng đó chưa thành sự thật thì nỗi lo cơm áo gạo tiền của các tiểu thương luôn thường trực với số tiền vay ngân hàng thường xuyên "đe dọa" họ.