Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt nhiều loại cây lạ ở Việt Nam. Mặc dù không biết cây ba chạc được thu mua làm gì, song với mức giá thu mua 7.000 đồng/10kg, mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, không ít người dân các xã miền núi Thanh Hóa "săn" loại cây này để bán lại cho lái thương kiếm lời.Thậm chí, có những người dân bỏ công việc thường ngày vào rừng kiếm cây ba chạc bán cho lái thương Trung Quốc. Ảnh những bó cây ba chạc chờ bán cho lái thương. (Nguồn ảnh: ĐSPL)Cây ba chạc thường xuất hiện ở các vùng núi, bìa rừng hoặc một số vùng đồng bằng. Cây còn được gọi là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Ba chạc cao 2 - 8m, có nhánh màu đỏ tro.Cây có lá kép, thuôn dài, nguyên, trông giống chạc ba nhánh, do đó có tên Ba chạc. Cụm hoa ba chạc mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá, màu trắng. Quả nang gồm 1 - 4 ngăn, nhỏ như hạt tiêu, vỏ nhẵn, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu, đường kính 2mm, màu đen xanh bóng.Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở... Cây thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh.Rễ của cây ba chạc thường được nhiều người lấy về thái nhỏ, phơi khô để đun nước uống (đặc biệt chúng được dùng cho phụ nữ sau sinh). Ngoài ra, nếu dùng khô, người dân thường thái nhỏ rễ và vỏ, sao vàng, dùng ngay hoặc nấu cao, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.Thời điểm thu hoạch vỏ và rễ cây để dùng tươi hoặc khô thường là mùa thu.Nếu muốn thu hoạch lá dùng tươi, người dân thường hái lá vào mùa xuân hoặc mùa hạ.Ba chạc là cây sống khoẻ, không kén đất, có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh. Chúng chủ yếu mọc rải rác hoặc được làm hàng rào nhà dân. Cây được nhân giống bằng hạt, dễ nảy mầm.
Đây không phải lần đầu thương lái Trung Quốc thu mua ồ ạt nhiều loại cây lạ ở Việt Nam. Mặc dù không biết cây ba chạc được thu mua làm gì, song với mức giá thu mua 7.000 đồng/10kg, mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn đến cả triệu đồng, không ít người dân các xã miền núi Thanh Hóa "săn" loại cây này để bán lại cho lái thương kiếm lời.
Thậm chí, có những người dân bỏ công việc thường ngày vào rừng kiếm cây ba chạc bán cho lái thương Trung Quốc. Ảnh những bó cây ba chạc chờ bán cho lái thương. (Nguồn ảnh: ĐSPL)
Cây ba chạc thường xuất hiện ở các vùng núi, bìa rừng hoặc một số vùng đồng bằng. Cây còn được gọi là chè đắng, chè cỏ, cây dầu dầu. Ba chạc cao 2 - 8m, có nhánh màu đỏ tro.
Cây có lá kép, thuôn dài, nguyên, trông giống chạc ba nhánh, do đó có tên Ba chạc. Cụm hoa ba chạc mọc ở kẽ lá và ngắn hơn lá, màu trắng. Quả nang gồm 1 - 4 ngăn, nhỏ như hạt tiêu, vỏ nhẵn, mỗi ngăn chứa một hạt hình cầu, đường kính 2mm, màu đen xanh bóng.
Theo y học cổ truyền, ba chạc có tác dụng thanh nhiệt, chống ngứa, giảm đau… Lá và cành tươi nấu với nước để rửa các vết thương, vết loét, chốc đầu, chữa mẩn ngứa, ghẻ lở... Cây thường được dùng làm dược liệu chữa bệnh.
Rễ của cây ba chạc thường được nhiều người lấy về thái nhỏ, phơi khô để đun nước uống (đặc biệt chúng được dùng cho phụ nữ sau sinh). Ngoài ra, nếu dùng khô, người dân thường thái nhỏ rễ và vỏ, sao vàng, dùng ngay hoặc nấu cao, cất giữ nơi khô ráo để tránh bị ẩm mốc.
Thời điểm thu hoạch vỏ và rễ cây để dùng tươi hoặc khô thường là mùa thu.
Nếu muốn thu hoạch lá dùng tươi, người dân thường hái lá vào mùa xuân hoặc mùa hạ.
Ba chạc là cây sống khoẻ, không kén đất, có khả năng chịu hạn, ít bị sâu bệnh. Chúng chủ yếu mọc rải rác hoặc được làm hàng rào nhà dân. Cây được nhân giống bằng hạt, dễ nảy mầm.