Mối lo nguy cơ cháy nổ từ chợ hóa chất Kim Biên luôn rình rập khiến người dân quanh đó hết sức lo lắng.Đã có rất nhiều kiến nghị về việc di dời chợ Kim Biên ra khỏi khu dân cư...Nhưng đến nay, chợ Kim Biên vẫn tồn tại và là mối lo thường trực của người dân.Chợ Kim Biên vốn nổi tiếng là khu chợ bán hóa chất lớn nhất Sài Gòn. Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.Chợ Kim Biên được hình thành từ những năm 60 trên đường Vạn Tường (Quận 5).Cũng đã có thời, chợ Kim Biên chủ yếu buôn bán các loại vật liệu xây dựng và các mặt hàng ăn uống.Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn không hiệu quả, ban quản lý chợ quyết định chuyển sang cho tiểu thương thuê sạp buôn bán từ năm 1984. Cũng từ thời gian này, các mặt hàng hóa chất thực phẩm, công nghiệp... bắt đầu được bày bán công khai.Hàng ngày, người dân từ khắp mọi nơi tấp nập đổ về đây để mua bán các loại hóa chất được bày bán tràn lan. Khách hàng tới đây hỏi mua hóa chất dễ như mua rau và hầu như loại nào cũng có.Tại Kim Biên, ngoài hóa chất dùng trong công nghiệp, các loại hóa chất dùng trong ngành chế biến thực phẩm gồm hương liệu, chất phụ gia dưới dạng lỏng và bột có đủ loại hương, tạo ra vô số màu, chất làm mềm, làm dẻo, làm giòn thực phẩm. Phổ biến nhất là các loại hoá chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu… Trong đó đầu tiên phải kể đến loại đường Tây tạo vị siêu ngọt cho nồi nước lèo bún bò, bún riêu cua…Các loại hóa chất tạo mùi cafe, từ mùi cafe Moka, Pháp đến hương cacao, cafe rang sấy… đều có bán tại chợ này. Giá dao động từ 300.000 đến khoảng 1 triệu đồng/kg.Tại chợ Kim Biên, người ta còn bán nhiều loại nước xả quần áo với giá rẻ như cho. Điều đáng nói, các loại nước xả này đều được làm nhái dưới các thương hiệu nổi tiếng như Cf, Dow... Ngoài những loại hóa chất kể trên, thuốc thúc chín trái cây cũng được bày bán công khai ở chợ Kim Biên.Hóa chất là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, có không ít cơ sở kinh doanh hóa chất vì lợi nhuận mà không đảm bảo những quy định về an toàn. Tại TP HCM, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng trong năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 301 vụ cháy nổ; khiến 26 người chết và 27 người bị thương.Theo báo cáo của Phòng Y tế quận 5, chợ Kim Biên hiện có 17 cửa hàng hóa chất nằm trong khu vực chợ, và nhiều cửa hàng của doanh nghiệp, cá nhân nằm rải rác xung quanh chợ. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tất cả các cơ sở kinh doanh hóa chất nói trên đã hết hạn sử dụng từ năm 2012.UBND TP HCM cũng đã yêu cầu các sở ngành liên quan vào cuộc tiến hành quy hoạch khu tập trung kinh doanh hóa chất để di dời "chợ tử thần" Kim Biên nhưng từ nhiều năm qua là địa điểm kinh doanh, kho chứa hóa chất nguy hiểm nhất trên địa bàn TP HCM.Khi chợ Kim Biên còn chưa được di dời và hoạt động buôn bán hóa chất vẫn diễn ra bình thường thì khu chợ này vẫn giống như "lưỡi hái tử thần" đe dọa sức khỏe và cuộc sống của nhiều người dân trên địa bàn.
Mối lo nguy cơ cháy nổ từ chợ hóa chất Kim Biên luôn rình rập khiến người dân quanh đó hết sức lo lắng.
Đã có rất nhiều kiến nghị về việc di dời chợ Kim Biên ra khỏi khu dân cư...
Nhưng đến nay, chợ Kim Biên vẫn tồn tại và là mối lo thường trực của người dân.
Chợ Kim Biên vốn nổi tiếng là khu chợ bán hóa chất lớn nhất Sài Gòn. Từ các loại bột dùng làm chín trái cây, pha trà sữa hay chế nước lèo bún bò, bún riêu... đến những hương liệu tạo màu thực phẩm đều được tìm thấy tại đây một cách dễ dàng.
Chợ Kim Biên được hình thành từ những năm 60 trên đường Vạn Tường (Quận 5).
Cũng đã có thời, chợ Kim Biên chủ yếu buôn bán các loại vật liệu xây dựng và các mặt hàng ăn uống.
Tuy nhiên, sau một thời gian làm ăn không hiệu quả, ban quản lý chợ quyết định chuyển sang cho tiểu thương thuê sạp buôn bán từ năm 1984. Cũng từ thời gian này, các mặt hàng hóa chất thực phẩm, công nghiệp... bắt đầu được bày bán công khai.
Hàng ngày, người dân từ khắp mọi nơi tấp nập đổ về đây để mua bán các loại hóa chất được bày bán tràn lan. Khách hàng tới đây hỏi mua hóa chất dễ như mua rau và hầu như loại nào cũng có.
Tại Kim Biên, ngoài hóa chất dùng trong công nghiệp, các loại hóa chất dùng trong ngành chế biến thực phẩm gồm hương liệu, chất phụ gia dưới dạng lỏng và bột có đủ loại hương, tạo ra vô số màu, chất làm mềm, làm dẻo, làm giòn thực phẩm. Phổ biến nhất là các loại hoá chất chế nước lèo làm bún, phở, hủ tiếu… Trong đó đầu tiên phải kể đến loại đường Tây tạo vị siêu ngọt cho nồi nước lèo bún bò, bún riêu cua…
Các loại hóa chất tạo mùi cafe, từ mùi cafe Moka, Pháp đến hương cacao, cafe rang sấy… đều có bán tại chợ này. Giá dao động từ 300.000 đến khoảng 1 triệu đồng/kg.
Tại chợ Kim Biên, người ta còn bán nhiều loại nước xả quần áo với giá rẻ như cho. Điều đáng nói, các loại nước xả này đều được làm nhái dưới các thương hiệu nổi tiếng như Cf, Dow... Ngoài những loại hóa chất kể trên, thuốc thúc chín trái cây cũng được bày bán công khai ở chợ Kim Biên.
Hóa chất là một loại hàng hóa đặc biệt. Tuy nhiên, có không ít cơ sở kinh doanh hóa chất vì lợi nhuận mà không đảm bảo những quy định về an toàn. Tại TP HCM, thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ nghiêm trọng gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Tính riêng trong năm 2014, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 301 vụ cháy nổ; khiến 26 người chết và 27 người bị thương.
Theo báo cáo của Phòng Y tế quận 5, chợ Kim Biên hiện có 17 cửa hàng hóa chất nằm trong khu vực chợ, và nhiều cửa hàng của doanh nghiệp, cá nhân nằm rải rác xung quanh chợ. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm tất cả các cơ sở kinh doanh hóa chất nói trên đã hết hạn sử dụng từ năm 2012.
UBND TP HCM cũng đã yêu cầu các sở ngành liên quan vào cuộc tiến hành quy hoạch khu tập trung kinh doanh hóa chất để di dời "chợ tử thần" Kim Biên nhưng từ nhiều năm qua là địa điểm kinh doanh, kho chứa hóa chất nguy hiểm nhất trên địa bàn TP HCM.
Khi chợ Kim Biên còn chưa được di dời và hoạt động buôn bán hóa chất vẫn diễn ra bình thường thì khu chợ này vẫn giống như "lưỡi hái tử thần" đe dọa sức khỏe và cuộc sống của nhiều người dân trên địa bàn.