Trong số các di sản thế giới nổi tiếng của Phật giáo, không thể không kể tới hang động Vân Cương, ở phía Nam chân núi Vũ Châu, phía Tây thành phố Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc.
Sở dĩ quần thể này được gọi là Vân Cương là vì nó có vị trí ở gần trời mây. Cùng với hang Mạc Cao Đôn Hoàng ở Cam Túc và hang đá Long Môn ở Hà Nam, Vân Cương là một trong 3 hang đá lớn nhất Trung Quốc.
Quần thể hang đá Vân Cương được tạc vào trong núi, kéo dài gần 1 km từ Đông sang Tây, với hệ thống bao gồm 53 hang động và hơn 51.000 tượng đá. Hang động còn được mệnh danh là “động vạn Phật” cũng nhờ có số lượng tượng Phật lớn như vậy.
Những hang động lớn, nhỏ tại đây được chia làm ba phần: phần phía Đông, Tây và phần giữa. Phía Đông quần thể chủ yếu là những ngôi chùa với chạm trổ tinh xảo. Trong khi đó, các hang, hốc ở phía Tây nhỏ hơn và không đặc sắc bằng. Trong khi đó, các hang ở phần giữa có khá nhiều phòng chứa những tượng Phật tinh tế, mang lại danh tiếng cho điêu khắc Trung Quốc.
Được khởi công từ năm 450, quần thể hang động nhân tạo này là một công trình của thời Bắc Ngụy. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nơi đây thể hiện rõ nét sự phát triển của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, trong mối tương quan, gắn bó với nghệ thuật Phật giáo Gandhara của Ấn Độ thời kỳ đó.
Hang đá lớn nhất là hang số 6, cao 20 mét, bên trong có một ngôi chùa 15 mét với các cột trụ được trang trí họa tiết Phật giáo cùng nhiều bức tượng Phật, Bồ tát… Bốn mặt tường hang đều có khắc họa những bức tranh liên quan tới tích Phật giáo vô cùng sống động.
Những hang khác cũng không kém phần đáng chú ý là hang động số 16, 17, 18, 19 và 20. Trong những hang đá này, có rất nhiều bức tượng thể hiện phong cách vô cùng tinh xảo, sống động, với đặc điểm chung của các bức tượng là môi dày, mũi lớn, mắt xếch và vai rộng, thể hiện cách nhìn nhận vẻ đẹp của người dân thời kỳ đó.
Với vẻ đẹp kiến trúc, điêu khắc Phật giáo, hang động Vân Cương xứng đáng là báu vật của người Trung Quốc và là điểm hành hương quen thuộc của các Phật tử. Năm 2001, nơi đây đã được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO.
Trong số các di sản thế giới nổi tiếng của Phật giáo, không thể không kể tới hang động Vân Cương, ở phía Nam chân núi Vũ Châu, phía Tây thành phố Đại Đồng, Sơn Tây, Trung Quốc.
Sở dĩ quần thể này được gọi là Vân Cương là vì nó có vị trí ở gần trời mây. Cùng với hang Mạc Cao Đôn Hoàng ở Cam Túc và hang đá Long Môn ở Hà Nam, Vân Cương là một trong 3 hang đá lớn nhất Trung Quốc.
Quần thể hang đá Vân Cương được tạc vào trong núi, kéo dài gần 1 km từ Đông sang Tây, với hệ thống bao gồm 53 hang động và hơn 51.000 tượng đá. Hang động còn được mệnh danh là “động vạn Phật” cũng nhờ có số lượng tượng Phật lớn như vậy.
Những hang động lớn, nhỏ tại đây được chia làm ba phần: phần phía Đông, Tây và phần giữa. Phía Đông quần thể chủ yếu là những ngôi chùa với chạm trổ tinh xảo. Trong khi đó, các hang, hốc ở phía Tây nhỏ hơn và không đặc sắc bằng. Trong khi đó, các hang ở phần giữa có khá nhiều phòng chứa những tượng Phật tinh tế, mang lại danh tiếng cho điêu khắc Trung Quốc.
Được khởi công từ năm 450, quần thể hang động nhân tạo này là một công trình của thời Bắc Ngụy. Nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc nơi đây thể hiện rõ nét sự phát triển của nghệ thuật truyền thống Trung Quốc, trong mối tương quan, gắn bó với nghệ thuật Phật giáo Gandhara của Ấn Độ thời kỳ đó.
Hang đá lớn nhất là hang số 6, cao 20 mét, bên trong có một ngôi chùa 15 mét với các cột trụ được trang trí họa tiết Phật giáo cùng nhiều bức tượng Phật, Bồ tát… Bốn mặt tường hang đều có khắc họa những bức tranh liên quan tới tích Phật giáo vô cùng sống động.
Những hang khác cũng không kém phần đáng chú ý là hang động số 16, 17, 18, 19 và 20. Trong những hang đá này, có rất nhiều bức tượng thể hiện phong cách vô cùng tinh xảo, sống động, với đặc điểm chung của các bức tượng là môi dày, mũi lớn, mắt xếch và vai rộng, thể hiện cách nhìn nhận vẻ đẹp của người dân thời kỳ đó.
Với vẻ đẹp kiến trúc, điêu khắc Phật giáo, hang động Vân Cương xứng đáng là báu vật của người Trung Quốc và là điểm hành hương quen thuộc của các Phật tử. Năm 2001, nơi đây đã được công nhận là di sản văn hóa của UNESCO.