Sau khi kết thúc các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quyết định dùng ngày cuối trong chuyến thăm của ông Moon để cùng nhau đi thăm ngọn núi Paekdu nổi tiếng nằm trên biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Reuters. Tổng thống Moon Jae In nổi tiếng thích leo núi và từng hai lần đi bộ ở Himalaya. Từ lâu, ông đã bày tỏ rằng việc leo núi Paekdu (còn có phiên âm là "paektu" hay "baekdu"), còn gọi là núi Trường Bạch theo người Trung Quốc, là một "giấc mơ chưa trở thành sự thật". Ảnh: Reuters."Nhiều người ở miền Nam muốn đến núi Paekdu từ phía Trung Quốc, nhưng tôi quyết định không đi bằng đường đó, tự hứa với lòng sẽ đặt chân lên mảnh đất của chúng ta", ông Moon nói với ông Kim sau khi lên đến đỉnh núi. "Thời gian trôi nhanh quá và tôi từng nghĩ có lẽ không thể hoàn thành tâm nguyện này, nhưng hôm nay tôi đã làm được rồi". Ảnh: Reuters."Nhiều người ở miền Nam muốn đến núi Paekdu từ phía Trung Quốc, nhưng tôi quyết định không đi bằng đường đó, tự hứa với lòng sẽ đặt chân lên mảnh đất của chúng ta", ông Moon nói với ông Kim sau khi lên đến đỉnh núi. "Thời gian trôi nhanh quá và tôi từng nghĩ có lẽ không thể hoàn thành tâm nguyện này, nhưng hôm nay tôi đã làm được rồi". Ảnh: Reuters.Hai nhà lãnh đạo và phu nhân cùng quan chức hai bên đi dạo quanh hồ Thiên Đường nằm trên đỉnh của ngọn núi lửa. "Người Trung Quốc ghen tị với chúng ta vì họ không thể đi xuống hồ từ phía họ nhưng chúng ta có thể", ông Kim nói. "Chúng ta ta nên viết thêm chương mới trong lịch sử giữa miền Bắc và miền Nam bằng việc đưa vào câu chuyện ở hồ Thiên Đường này". Ảnh: Reuters.Một số quan chức đi cùng ông Moon đề nghị mời ông Kim và phu nhân đến thăm núi Halla, ngọn núi cao nhất và là thắng cảnh du lịch ở Hàn Quốc. "Có một câu tục ngữ rằng chúng ta đón mặt trời ở Paekdu và đón sự thống nhất ở Halla", bà Ri Sol Ju, vợ ông Kim, nói. Hôm 19/9, ông Kim nói sẽ thăm Seoul trong tương lai gần và đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của một lãnh đạo Triều Tiên đến thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.Là điểm cao nhất trên bán đảo Triều Tiên, theo truyền thuyết, núi Paektu cao 2.750 m được xem là nơi sinh ra người dân bán đảo, được nhắc đến trong quốc ca Hàn Quốc và nhiều chương trình tuyên truyền của Triều Tiên. Bình Nhưỡng nói cha và ông nội của ông Kim, hai cố lãnh đạo Kim Jong Il và Kim Nhật Thành, đều được sinh ra ở ngọn núi này. Ảnh: AP.Là ngọn núi lửa đang hoạt động, Paekdu có nhiều căn cứ bí mật và di tích lịch sử từ thời ông Kim Nhật Thành lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật những năm 1930-1940. Ảnh: Reuters.Một bài báo đăng ngày 26/12/1980 trên tờ báo chính thức của Triều Tiên Rodong Sinmun gọi núi Paekdu là "ngọn núi linh thiêng của cách mạng" do ông Kim Nhật Thành dẫn dắt "trong khói lửa của cuộc chiến đấu 20 năm gian khổ chống Nhật". Ảnh: Reuters.Nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng đến núi Paekdu nhiều lần nhân các sự kiện quan trọng. Tháng 12/2017, ông đến đây sau khi tuyên bố Triều Tiên đã hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia hạt nhân, theo truyền thông nhà nước. Ảnh: Reuters."Ông Moon sẽ bổ sung thêm tính chính danh cho ông Kim, người chưa từng tham dự bất kỳ hội nghị thượng đỉnh nào với một lãnh đạo nước ngoài cho đến đầu năm nay", chuyên gia Seo Yu Suk tại Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul nói. "Đây là thắng lợi ngoại giao với ông Kim". Ảnh: Reuters.Cha mẹ ông Moon Jae In rời Triều Tiên trong cuộc chiến năm 1950-1953, không lâu trước khi sinh ông ở Hàn Quốc vào năm 1953. "Sau khi thống nhất hòa bình, việc đầu tiên mà tôi sẽ làm là đưa người mẹ nay đã 90 tuổi của tôi trở về thăm quê hương", ông nói trong cuốn sách xuất bản năm 2017. Ảnh: Reuters.
Sau khi kết thúc các cuộc hội đàm tại Bình Nhưỡng, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un quyết định dùng ngày cuối trong chuyến thăm của ông Moon để cùng nhau đi thăm ngọn núi Paekdu nổi tiếng nằm trên biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Moon Jae In nổi tiếng thích leo núi và từng hai lần đi bộ ở Himalaya. Từ lâu, ông đã bày tỏ rằng việc leo núi Paekdu (còn có phiên âm là "paektu" hay "baekdu"), còn gọi là núi Trường Bạch theo người Trung Quốc, là một "giấc mơ chưa trở thành sự thật". Ảnh: Reuters.
"Nhiều người ở miền Nam muốn đến núi Paekdu từ phía Trung Quốc, nhưng tôi quyết định không đi bằng đường đó, tự hứa với lòng sẽ đặt chân lên mảnh đất của chúng ta", ông Moon nói với ông Kim sau khi lên đến đỉnh núi. "Thời gian trôi nhanh quá và tôi từng nghĩ có lẽ không thể hoàn thành tâm nguyện này, nhưng hôm nay tôi đã làm được rồi". Ảnh: Reuters.
"Nhiều người ở miền Nam muốn đến núi Paekdu từ phía Trung Quốc, nhưng tôi quyết định không đi bằng đường đó, tự hứa với lòng sẽ đặt chân lên mảnh đất của chúng ta", ông Moon nói với ông Kim sau khi lên đến đỉnh núi. "Thời gian trôi nhanh quá và tôi từng nghĩ có lẽ không thể hoàn thành tâm nguyện này, nhưng hôm nay tôi đã làm được rồi". Ảnh: Reuters.
Hai nhà lãnh đạo và phu nhân cùng quan chức hai bên đi dạo quanh hồ Thiên Đường nằm trên đỉnh của ngọn núi lửa. "Người Trung Quốc ghen tị với chúng ta vì họ không thể đi xuống hồ từ phía họ nhưng chúng ta có thể", ông Kim nói. "Chúng ta ta nên viết thêm chương mới trong lịch sử giữa miền Bắc và miền Nam bằng việc đưa vào câu chuyện ở hồ Thiên Đường này". Ảnh: Reuters.
Một số quan chức đi cùng ông Moon đề nghị mời ông Kim và phu nhân đến thăm núi Halla, ngọn núi cao nhất và là thắng cảnh du lịch ở Hàn Quốc. "Có một câu tục ngữ rằng chúng ta đón mặt trời ở Paekdu và đón sự thống nhất ở Halla", bà Ri Sol Ju, vợ ông Kim, nói. Hôm 19/9, ông Kim nói sẽ thăm Seoul trong tương lai gần và đây sẽ là chuyến đi đầu tiên của một lãnh đạo Triều Tiên đến thủ đô Hàn Quốc. Ảnh: Reuters.
Là điểm cao nhất trên bán đảo Triều Tiên, theo truyền thuyết, núi Paektu cao 2.750 m được xem là nơi sinh ra người dân bán đảo, được nhắc đến trong quốc ca Hàn Quốc và nhiều chương trình tuyên truyền của Triều Tiên. Bình Nhưỡng nói cha và ông nội của ông Kim, hai cố lãnh đạo Kim Jong Il và Kim Nhật Thành, đều được sinh ra ở ngọn núi này. Ảnh: AP.
Là ngọn núi lửa đang hoạt động, Paekdu có nhiều căn cứ bí mật và di tích lịch sử từ thời ông Kim Nhật Thành lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Nhật những năm 1930-1940. Ảnh: Reuters.
Một bài báo đăng ngày 26/12/1980 trên tờ báo chính thức của Triều Tiên Rodong Sinmun gọi núi Paekdu là "ngọn núi linh thiêng của cách mạng" do ông Kim Nhật Thành dẫn dắt "trong khói lửa của cuộc chiến đấu 20 năm gian khổ chống Nhật". Ảnh: Reuters.
Nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng đến núi Paekdu nhiều lần nhân các sự kiện quan trọng. Tháng 12/2017, ông đến đây sau khi tuyên bố Triều Tiên đã hoàn thành mục tiêu trở thành quốc gia hạt nhân, theo truyền thông nhà nước. Ảnh: Reuters.
"Ông Moon sẽ bổ sung thêm tính chính danh cho ông Kim, người chưa từng tham dự bất kỳ hội nghị thượng đỉnh nào với một lãnh đạo nước ngoài cho đến đầu năm nay", chuyên gia Seo Yu Suk tại Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul nói. "Đây là thắng lợi ngoại giao với ông Kim". Ảnh: Reuters.
Cha mẹ ông Moon Jae In rời Triều Tiên trong cuộc chiến năm 1950-1953, không lâu trước khi sinh ông ở Hàn Quốc vào năm 1953. "Sau khi thống nhất hòa bình, việc đầu tiên mà tôi sẽ làm là đưa người mẹ nay đã 90 tuổi của tôi trở về thăm quê hương", ông nói trong cuốn sách xuất bản năm 2017. Ảnh: Reuters.