Ngôi đền đôi trên chóp đá chẻ đôi được xây dựng trên núi Phạm Tịnh (Fanjingshan) tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Chóp đá chẻ tự nhiên này có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ). Ảnh: Getty.Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở trên đó hơn 500 năm từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Getty.Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai. Ảnh: Getty.Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất nước này chính là bí mật về quá trình xây dựng. Ảnh: Chinadiscovery.Đến nay, chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách người xưa vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này. Ảnh: Chinadiscovery.Ngày nay, ngôi đền đôi được chính quyền trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên lối kiến trúc ban đầu của nó. Ảnh: Getty.Muốn tham quan nơi này, du khách sẽ phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc. Ảnh: Getty.Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh - Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu. Ảnh: Shutterstock.Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới hành trình đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Ảnh: Getty.Núi Fanjingshan được coi là một trong những ngọn núi linh thiêng của Phật giáo Trung Quốc - ngọn núi quan trọng thứ năm ở Trung Quốc. Ảnh: Getty.Khu vực núi Phạm Tịnh đã được chính phủ quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quý Châu. Môi trường thiên nhiên của núi Phạm Tịnh là "nhà" của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật quý hiếm. Ảnh: Getty.>>> Mời độc giả xem thêm video: Khám phá học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với khoảng 1.000 mái nhà
Ngôi đền đôi trên chóp đá chẻ đôi được xây dựng trên núi Phạm Tịnh (Fanjingshan) tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Chóp đá chẻ tự nhiên này có tên gọi là Hồng Vân Kim Đỉnh (nghĩa là đỉnh núi vàng mây đỏ). Ảnh: Getty.
Hai ngôi đền Phật giáo đã nằm ở trên đó hơn 500 năm từ thời nhà Minh, nối với nhau bằng một cây cầu hình vòm qua hẻm Kiếm Vàng, xung quanh là thiên nhiên hùng vĩ. Ảnh: Getty.
Ngôi đền nằm về phía nam thờ Phật Thích Ca Mâu Ni - tượng trưng cho hiện tại, ngôi đền còn lại ở phía bắc thờ Phật Di Lặc, đại diện cho tương lai. Ảnh: Getty.
Điều khiến đền đôi nổi tiếng và trở thành điểm hành hương hút khách bậc nhất nước này chính là bí mật về quá trình xây dựng. Ảnh: Chinadiscovery.
Đến nay, chưa có tài liệu nào ghi chép rõ ràng về cách người xưa vận chuyển vật liệu lên núi đá dựng đứng này. Ảnh: Chinadiscovery.
Ngày nay, ngôi đền đôi được chính quyền trùng tu, gia cố bằng các vật liệu chắc chắn hơn để chống lại sức gió mạnh, môi trường khắc nghiệt trên cao. Tuy nhiên, công trình mà du khách thấy ngày nay vẫn giữ nguyên lối kiến trúc ban đầu của nó. Ảnh: Getty.
Muốn tham quan nơi này, du khách sẽ phải leo hơn 8.000 bậc thang để đến ngôi đền ở phía nam, sau đó đi qua cầu để tới thăm công trình còn lại ở phía bắc. Ảnh: Getty.
Khi leo lên hàng nghìn bậc theo các vách đá, du khách có thể chiêm ngưỡng những dòng chữ cổ có từ triều nhà Minh - Thanh, chứng minh đây là điểm hành hương linh thiêng từ rất lâu. Ảnh: Shutterstock.
Khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới hành trình đến địa điểm kỳ diệu này để tận hưởng khung cảnh tuyệt đẹp của Khu bảo tồn Thiên nhiên Quốc gia Fanjingshan. Ảnh: Getty.
Núi Fanjingshan được coi là một trong những ngọn núi linh thiêng của Phật giáo Trung Quốc - ngọn núi quan trọng thứ năm ở Trung Quốc. Ảnh: Getty.
Khu vực núi Phạm Tịnh đã được chính phủ quy hoạch thành khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh Quý Châu. Môi trường thiên nhiên của núi Phạm Tịnh là "nhà" của hơn 2.000 loài thực vật và hàng trăm loài động vật quý hiếm. Ảnh: Getty.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Khám phá học viện Phật giáo lớn nhất thế giới với khoảng 1.000 mái nhà