Courchevel: Nằm ở thị trấn trượt tuyết nổi tiếng Courchevel, Pháp, sân bay này có đường băng dốc lên đồi, dài chỉ 525 m. Ở phía kia đường băng gần như dựng đứng theo sườn núi của dãy Alps. Tuy nhiên, sân bay nguy hiểm này chỉ dành cho các phi cơ tư nhân.Sân bay quốc tế Princess Juliana: Sân bay này có đường băng St. Maarten rất ngắn. Mỗi khi hạ cánh, máy bay sà sát xuống bãi biển Mahon. Tiếng động cơ, quạt gió của máy bay ở khoảng cách gần rất đáng sợ, nhưng lại gây nghiện với một số người thích cảm giác mạnh hay đến đây để xem máy bay hạ cánh.Sân bay Madeira: Sân bay này đặc biệt ở chỗ một mặt là nước, còn mặt kia là đồi, rất khó cho phi công hạ cánh. Vào năm 2000, đường băng của sân bay được mở rộng ra biển Đại Tây Dương để phục vụ những chiếc máy bay cỡ lớn.Sân bay Barra: Nằm trên đảo Barra, thuộc Outer Hebrudes, Scotland, đây là một trong 2 sân bay có máy bay hạ cánh dưới nước. Khi thủy triều dâng, đường băng sân bay biến mất khỏi vịnh Traigh Mhòr.Sân bay Tenzing-Hillary: Đường băng Lukla dài 457 m đổ xuống một thung lũng. Do địa hình trắc trở, sân bay này từng chứng kiến 4 vụ tai nạn trong vòng 5 năm qua.Sân bay Kai Tak, Hong Kong: Để hạ cánh xuống sân bay này, máy bay phải bay sát những tòa nhà cao tầng tại Hong Kong. Trước khi buộc phải đóng cửa năm 1998, một số may bay thường bị mất đà và lao xuống cảng ngay gần đó.Sân bay quốc tế Gibraltar: Sân bay có một con đường chạy ngang qua đường băng, đó chính là đại lộ Winston Churchill. Mỗi khi có máy bay hạ cánh hay cất cánh, người ta phải hạ thanh chắn để ngừng các phương tiện giao thông nhường đường cho máy bay.Sân bay quốc tế John F. Kennedy: Đây là một trong những sân bay tấp nập nhất thế giới, và cũng gây đau tim nhất thế giới. Đường băng ở đây không cho phép phi công mắc lỗi do xung quanh là vùng biển vịnh Jamaica, còn tầm nhìn để thấy máy bay hạ cánh chỉ trong phạm vi 8 km.Sân bay Juancho E. Yrausquin: Bao quanh sân bay duy nhất trên hòn đảo Caribbe này là những ngọn đồi, vách đá nhấp nhô. Nếu không cẩn thận, máy bay rất dễ hạ cánh xuống biển.Sân bay Sandane, Anda: Nằm trên địa hình đồi núi hiểm trở, sân bay hẻo lánh của Nauy này còn nằm giữa 2 vịnh hẹp, khiến việc hạ cánh trở nên rất khó khăn.Sân bay Paro, Bhutan: Đây là sân bay quốc tế duy nhất ở Bhutan, và chỉ có 8 phi công đủ tiêu chuẩn cho máy bay hạ cánh ở đây. Sân bay được bao quanh bởi những ngọn núi cao hiểm trở của dãy Himalaya, nên việc hạ cánh vừa cho tầm nhìn ngoạn mục, vừa cho những khoảnh khắc thót tim.Sân bay Gustaf III: Đường băng của sân bay dài vỏn vẹn 640 m và kết thúc ở một bãi biển. Sân bay này từng chứng kiến không ít may bay bị quá đà và lao xuống biển.
Courchevel: Nằm ở thị trấn trượt tuyết nổi tiếng Courchevel, Pháp, sân bay này có đường băng dốc lên đồi, dài chỉ 525 m. Ở phía kia đường băng gần như dựng đứng theo sườn núi của dãy Alps. Tuy nhiên, sân bay nguy hiểm này chỉ dành cho các phi cơ tư nhân.
Sân bay quốc tế Princess Juliana: Sân bay này có đường băng St. Maarten rất ngắn. Mỗi khi hạ cánh, máy bay sà sát xuống bãi biển Mahon. Tiếng động cơ, quạt gió của máy bay ở khoảng cách gần rất đáng sợ, nhưng lại gây nghiện với một số người thích cảm giác mạnh hay đến đây để xem máy bay hạ cánh.
Sân bay Madeira: Sân bay này đặc biệt ở chỗ một mặt là nước, còn mặt kia là đồi, rất khó cho phi công hạ cánh. Vào năm 2000, đường băng của sân bay được mở rộng ra biển Đại Tây Dương để phục vụ những chiếc máy bay cỡ lớn.
Sân bay Barra: Nằm trên đảo Barra, thuộc Outer Hebrudes, Scotland, đây là một trong 2 sân bay có máy bay hạ cánh dưới nước. Khi thủy triều dâng, đường băng sân bay biến mất khỏi vịnh Traigh Mhòr.
Sân bay Tenzing-Hillary: Đường băng Lukla dài 457 m đổ xuống một thung lũng. Do địa hình trắc trở, sân bay này từng chứng kiến 4 vụ tai nạn trong vòng 5 năm qua.
Sân bay Kai Tak, Hong Kong: Để hạ cánh xuống sân bay này, máy bay phải bay sát những tòa nhà cao tầng tại Hong Kong. Trước khi buộc phải đóng cửa năm 1998, một số may bay thường bị mất đà và lao xuống cảng ngay gần đó.
Sân bay quốc tế Gibraltar: Sân bay có một con đường chạy ngang qua đường băng, đó chính là đại lộ Winston Churchill. Mỗi khi có máy bay hạ cánh hay cất cánh, người ta phải hạ thanh chắn để ngừng các phương tiện giao thông nhường đường cho máy bay.
Sân bay quốc tế John F. Kennedy: Đây là một trong những sân bay tấp nập nhất thế giới, và cũng gây đau tim nhất thế giới. Đường băng ở đây không cho phép phi công mắc lỗi do xung quanh là vùng biển vịnh Jamaica, còn tầm nhìn để thấy máy bay hạ cánh chỉ trong phạm vi 8 km.
Sân bay Juancho E. Yrausquin: Bao quanh sân bay duy nhất trên hòn đảo Caribbe này là những ngọn đồi, vách đá nhấp nhô. Nếu không cẩn thận, máy bay rất dễ hạ cánh xuống biển.
Sân bay Sandane, Anda: Nằm trên địa hình đồi núi hiểm trở, sân bay hẻo lánh của Nauy này còn nằm giữa 2 vịnh hẹp, khiến việc hạ cánh trở nên rất khó khăn.
Sân bay Paro, Bhutan: Đây là sân bay quốc tế duy nhất ở Bhutan, và chỉ có 8 phi công đủ tiêu chuẩn cho máy bay hạ cánh ở đây. Sân bay được bao quanh bởi những ngọn núi cao hiểm trở của dãy Himalaya, nên việc hạ cánh vừa cho tầm nhìn ngoạn mục, vừa cho những khoảnh khắc thót tim.
Sân bay Gustaf III: Đường băng của sân bay dài vỏn vẹn 640 m và kết thúc ở một bãi biển. Sân bay này từng chứng kiến không ít may bay bị quá đà và lao xuống biển.