Các hòn đảo Big Diomede và Little Diomede thuộc quần đảo Diomede, nằm trong eo biển Bering, giữa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga). Xét về địa lý, chúng cách nhau khoảng 3,8km nhưng lại được đánh dấu biên giới quốc tế giữa hai nước Nga và Mỹ. Do vậy, chúng có sự cách biệt khá lớn về múi giờ. Little Diomede thuộc biên giới của Mỹ, trong khi đó Big Diomede lại do Nga cai quản.Nếu một người đứng ở đảo "Little Diomede" để ngắm "Big Diomede", có nghĩa là họ đang chiêm ngưỡng thế giới ở 23h trong tương lai và ngược lại. Chính điểm thú vị này khiến nhiều người gọi chúng với cái tên là Đảo Ngày mai và Đảo Hôm qua. Nếu ở Little Diomede (bên phải) đang là buổi trưa thì tại Big Diomede (bên trái) lại là 9h ngày hôm sau.Không chỉ có thể nhìn được “quá khứ” và “tương lai”, mà những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”. Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép.Cả hai đảo đều có địa hình khá bằng phẳng và bị cô lập. Vào mùa hè, chúng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng.Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa, người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây.Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.
Các hòn đảo Big Diomede và Little Diomede thuộc quần đảo Diomede, nằm trong eo biển Bering, giữa Alaska (Mỹ) và Siberia (Nga). Xét về địa lý, chúng cách nhau khoảng 3,8km nhưng lại được đánh dấu biên giới quốc tế giữa hai nước Nga và Mỹ. Do vậy, chúng có sự cách biệt khá lớn về múi giờ. Little Diomede thuộc biên giới của Mỹ, trong khi đó Big Diomede lại do Nga cai quản.
Nếu một người đứng ở đảo "Little Diomede" để ngắm "Big Diomede", có nghĩa là họ đang chiêm ngưỡng thế giới ở 23h trong tương lai và ngược lại. Chính điểm thú vị này khiến nhiều người gọi chúng với cái tên là Đảo Ngày mai và Đảo Hôm qua. Nếu ở Little Diomede (bên phải) đang là buổi trưa thì tại Big Diomede (bên trái) lại là 9h ngày hôm sau.
Không chỉ có thể nhìn được “quá khứ” và “tương lai”, mà những ai khi đặt chân tới đây còn có thể trực tiếp đi bộ “xuyên không”. Vào mùa đông, khí hậu tại quần đảo này rất khắc nghiệt, toàn bộ nước tại đây sẽ đóng thành băng, vô tình tạo thành cây cầu kết nối giữa hai đảo. Người ta có thể đi bộ giữa Mỹ và Nga, tuy vậy việc vượt qua eo biển Bering là bất hợp pháp. Bạn có thể đi lại thoải mái giữa “quá khứ” và “hiện tại” nếu được cho phép.
Cả hai đảo đều có địa hình khá bằng phẳng và bị cô lập. Vào mùa hè, chúng bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.
Vào mùa đông thời tiết lạnh giá, người dân từ đảo nọ có thể đi sang đảo kia nhờ một cây cầu bằng băng.
Trên thực tế, chỉ những cư dân bản địa, người Eskimo, mới có thể đi lại tự do giữa các đảo thuộc quần đảo Diomede. Họ đã sinh sống ở những vùng đất này từ lâu trước khi người Châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây.
Thời kỳ chiến tranh lạnh, Nga đã di dời toàn bộ cư dân trên đảo Ngày Mai vào trong đất liền. Ngày nay, nơi đây chỉ có quân đội cư trú. Còn đảo Ngày Hôm Qua vẫn có khoảng 150 người Mỹ sinh sống, tập trung thành một ngôi làng, nổi tiếng với nghề chạm khắc ngà.
Trên đảo không có các con đường trải nhựa, cao tốc, đường sắt hay đường thủy. Cách duy nhất để di chuyển là đi bộ trên những con đường mòn, dùng xe trượt tuyết hoặc ván trượt. Ngoài du khách, đảo còn đón tiếp các đoàn nghiên cứu từ đất liền tới thăm.