Bang Karnataka tại phía nam Ấn Độ là nơi cư ngụ của quần thể voi lớn nhất nước này. Số cá thể tại đây là hơn 6.000 con, chiếm 20% tổng số lượng voi của cả nước. Khu vực phía nam cũng là nơi hơn 10.000 con voi thường di chuyển qua. Ảnh: AP.Bùng nổ dân số dẫn đến tình trạng con người xâm lấn vào môi trường sống của voi. Theo báo cáo của chính phủ Ấn Độ, 1.100 người đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan tới loài động vật này từ năm 2014 đến năm 2016. Ông C Jayaram, trưởng đội bảo vệ động vật hoang dã bang Karnataka, cho biết hiện con số thương vong vì voi hàng năm tại bang là khoảng 30-40 người. Ảnh: AFP.Girish, nông dân 48 tuổi, mất anh trai trong một cuộc đụng độ như vậy. Yogesh, anh trai ông Girish, bị voi giẫm đến chết. “Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Con voi bất ngờ xuất hiện phía sau bụi rậm, giẫm đạp anh ấy và biến mất”, Girish kể. Ảnh: AFP.Dân địa phương tức giận vì người thân bị giẫm chết và cây trồng bị voi phá hoại. Tuy nhiên, con người không phải là bên thiệt hại duy nhất. Trong 8 năm qua, khoảng 700 cá thể voi đã chết do vướng vào hàng rào lưới điện, bị người dân bắn trả thù hoặc đầu độc. Nhiều vụ tai nạn cũng xảy ra tại đường sắt cắt qua khu vực voi di cư. Ảnh: AFP.Tình thế nan giải khiến chính phủ Ấn Độ loay hoay, chưa tìm được biện pháp giải quyết. “Nếu vấn đề không được xử lý, tất cả chúng ta sẽ phải học cách sống cùng hiện thực”, một quan chức cấp cao giấu tên nói với AFP. Người này cũng nhận định: “Rất khó để thoát khỏi sức ép của sự phát triển và dân số”. Tại Karnataka, kiểm lâm thường bắt voi "gây rối" và đưa đến trại Dubare. Ảnh: AFP.J.C. Bhaskar, nhân viên tại Dubare, mô tả trại voi "giống nhà tù" hoặc trại cải tạo. “Chúng tôi chuẩn bị chỗ ở cho voi, rải rơm và lá cho chúng trước khi bắt. Sau một thời gian, chúng tôi thuần hóa và huấn luyện chúng”, ông nói. Ảnh: AFP.Surya, con voi đã giết Yogesh, cũng đang bị xích chân tại trại Dubare cùng 27 voi khác. Nơi này đồng thời trở thành địa điểm hút khách du lịch với hàng nghìn người ghé tới mỗi năm. Ảnh: AFP.Tuy nhiên, trong khi những biện pháp di dời voi có thể làm dịu cơn giận của người dân, giới chức và các nhà hoạt động xã hội thừa nhận đây chỉ là cách giải quyết tạm thời. Theo nhà hoạt động Vinod Krishman thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên (NCF), biện pháp hiệu quả nhất là tuyên truyền và cảnh báo đối với con người. Ảnh: Livemint.“Mọi nỗ lực khác đều đã thất bại, từ đào hào sâu tới lắp đặt lưới điện và thậm chí là sử dụng pháo sáng. Không ranh giới vật lý nào có thể ngăn cản chúng”, Krishman nói. Tận dụng việc sử dụng điện thoại ngày càng gia tăng tại Ấn Độ, tổ chức của Krishman phát triển một hệ thống xác định voi nhằm cảnh báo người dùng. “Chúng tôi lắp các biển báo xung quanh những cung đường voi thường đi qua và thiết lập dịch vụ tin nhắn cảnh báo. Việc này đã giúp giảm số vụ đụng độ giữa con người và động vật này”, ông nói. Ảnh: AFP.Dù vậy, nửa năm sau khi anh trai qua đời, Girish hiện vẫn lo sợ khi nhìn thấy nhiều đàn voi xung quanh khu trồng cà phê nơi ông làm việc. “Chẳng có gì thay đổi. Người dân chỉ có thể đuổi chúng đi nhưng chúng vẫn tiếp tục quay lại. Giống chúng tôi, voi không có nơi nào khác để ở”, Girish giãi bày. Ảnh: Getty.
Bang Karnataka tại phía nam Ấn Độ là nơi cư ngụ của quần thể voi lớn nhất nước này. Số cá thể tại đây là hơn 6.000 con, chiếm 20% tổng số lượng voi của cả nước. Khu vực phía nam cũng là nơi hơn 10.000 con voi thường di chuyển qua. Ảnh: AP.
Bùng nổ dân số dẫn đến tình trạng con người xâm lấn vào môi trường sống của voi. Theo báo cáo của chính phủ Ấn Độ, 1.100 người đã thiệt mạng trong các vụ việc liên quan tới loài động vật này từ năm 2014 đến năm 2016. Ông C Jayaram, trưởng đội bảo vệ động vật hoang dã bang Karnataka, cho biết hiện con số thương vong vì voi hàng năm tại bang là khoảng 30-40 người. Ảnh: AFP.
Girish, nông dân 48 tuổi, mất anh trai trong một cuộc đụng độ như vậy. Yogesh, anh trai ông Girish, bị voi giẫm đến chết. “Mọi thứ xảy ra quá nhanh. Con voi bất ngờ xuất hiện phía sau bụi rậm, giẫm đạp anh ấy và biến mất”, Girish kể. Ảnh: AFP.
Dân địa phương tức giận vì người thân bị giẫm chết và cây trồng bị voi phá hoại. Tuy nhiên, con người không phải là bên thiệt hại duy nhất. Trong 8 năm qua, khoảng 700 cá thể voi đã chết do vướng vào hàng rào lưới điện, bị người dân bắn trả thù hoặc đầu độc. Nhiều vụ tai nạn cũng xảy ra tại đường sắt cắt qua khu vực voi di cư. Ảnh: AFP.
Tình thế nan giải khiến chính phủ Ấn Độ loay hoay, chưa tìm được biện pháp giải quyết. “Nếu vấn đề không được xử lý, tất cả chúng ta sẽ phải học cách sống cùng hiện thực”, một quan chức cấp cao giấu tên nói với AFP. Người này cũng nhận định: “Rất khó để thoát khỏi sức ép của sự phát triển và dân số”. Tại Karnataka, kiểm lâm thường bắt voi "gây rối" và đưa đến trại Dubare. Ảnh: AFP.
J.C. Bhaskar, nhân viên tại Dubare, mô tả trại voi "giống nhà tù" hoặc trại cải tạo. “Chúng tôi chuẩn bị chỗ ở cho voi, rải rơm và lá cho chúng trước khi bắt. Sau một thời gian, chúng tôi thuần hóa và huấn luyện chúng”, ông nói. Ảnh: AFP.
Surya, con voi đã giết Yogesh, cũng đang bị xích chân tại trại Dubare cùng 27 voi khác. Nơi này đồng thời trở thành địa điểm hút khách du lịch với hàng nghìn người ghé tới mỗi năm. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, trong khi những biện pháp di dời voi có thể làm dịu cơn giận của người dân, giới chức và các nhà hoạt động xã hội thừa nhận đây chỉ là cách giải quyết tạm thời. Theo nhà hoạt động Vinod Krishman thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên (NCF), biện pháp hiệu quả nhất là tuyên truyền và cảnh báo đối với con người. Ảnh: Livemint.
“Mọi nỗ lực khác đều đã thất bại, từ đào hào sâu tới lắp đặt lưới điện và thậm chí là sử dụng pháo sáng. Không ranh giới vật lý nào có thể ngăn cản chúng”, Krishman nói. Tận dụng việc sử dụng điện thoại ngày càng gia tăng tại Ấn Độ, tổ chức của Krishman phát triển một hệ thống xác định voi nhằm cảnh báo người dùng. “Chúng tôi lắp các biển báo xung quanh những cung đường voi thường đi qua và thiết lập dịch vụ tin nhắn cảnh báo. Việc này đã giúp giảm số vụ đụng độ giữa con người và động vật này”, ông nói. Ảnh: AFP.
Dù vậy, nửa năm sau khi anh trai qua đời, Girish hiện vẫn lo sợ khi nhìn thấy nhiều đàn voi xung quanh khu trồng cà phê nơi ông làm việc. “Chẳng có gì thay đổi. Người dân chỉ có thể đuổi chúng đi nhưng chúng vẫn tiếp tục quay lại. Giống chúng tôi, voi không có nơi nào khác để ở”, Girish giãi bày. Ảnh: Getty.