Một du khách Trung Quốc trong lễ hội Songkran trên đường Khaosan ở Bangkok. Lễ hội năm mới - được gọi là Songkran ở Thái Lan, Chol Chnam Thmay ở Campuchia, Bunpimay ở Lào và Thingyan ở Myanmar - diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Truyền thống té nước là để rửa sạch xui xẻo và cầu nguyện cho một năm mới tốt lành.Tôn trọng người lớn tuổi và rảy nước lên các bức tượng Phật tại các ngôi đền địa phương là một truyền thống của lễ mừng năm mới ba ngày, được gọi là Songkran, nhưng ngày lễ cũng có một khía cạnh náo nhiệt hơn với các thanh niên vui chơi và chè chén.Với những khẩu súng phun nước, người Thái và người nước ngoài tham gia vào những cuộc chiến nước khiến đường phố bị phong tỏa. Hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các vùng của Thái Lan khiến các nhà sư và nhà bảo tồn kêu gọi cư dân thành phố tiết chế lễ đón năm mới truyền thống.Những người tham gia lễ hội sử dụng súng nước bắn vào nhau khi ăn mừng năm mới Phật giáo, được biết đến với tên địa phương là Songkran, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 13/4. Lễ hội ở Bangkok năm nay có quy mô nhỏ hơn vì sự chuẩn bị cho lễ đăng quang vào tháng 5 của tân vương Thái Lan.Trẻ em chơi đùa với súng phun nước khi ăn mừng Songkran trên đường Khaosan ở Bangkok. Các nước láng giềng như Lào và Myanmar ăn mừng cùng một lễ hội với người dân cả già lẫn trẻ hắt nước vào nhau khi tiếng nhạc phát ra từ loa phóng thanh.Một phụ nữ rửa mặt bằng nước trên đường Khaosan ở Bangkok, ngày 13/4. Songkran cũng là thời gian nguy hiểm nhất để đi du lịch ở Thái Lan. Tuần bắt đầu từ ngày 11/4 được mệnh danh là "bảy ngày nguy hiểm" khi hàng triệu người Thái thực hiện hành trình về quê bằng xe buýt, xe tải hoặc xe máy.Một du khách bị té nước trong dịp lễ Songkran, hay năm mới của Thái Lan, trên đường Khaosan ở Bangkok. Khi mặt trời lặn, hàng chục nghìn người dự kiến sẽ nhảy dưới vòi rồng khổng lồ và pháo hoa ngoạn mục tại lễ hội S2O Songkran của Bangkok vào đêm 13/4.Thanh niên nhảy múa trên đường phố trong lễ Songkran. Chính quyền đã đưa ra cảnh báo trước về sự chừng mực trong lễ hội, trong đó trang phục khỏa thân và khiêu khích sẽ bị cấm.Ở Ayutthaya, những con voi được vẽ các thiết kế hoa đầy màu sắc vươn vòi phun nước lên các khách du lịch trước những ngôi đền cổ của thị trấn.Một bé gái phun nước vào người đi đường khi ngồi trên vai bố mình. Trong thông điệp Songkran, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã kêu gọi đoàn kết dân tộc nhằm tạo ra một bầu không khí hòa bình để đất nước có thể tiến tới dân chủ.Để ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông do say xỉn, nhà chức trách cho biết họ sẽ áp dụng các hình phạt khắc nghiệt đối với những người uống rượu bia trước khi ngồi sau tay lái. Bộ Nội vụ Thái Lan đã ghi nhận hơn 100 người chết trong hai ngày đầu tiên trước lễ hội. Con số được dự báo sẽ còn tăng thêm.
Một du khách Trung Quốc trong lễ hội Songkran trên đường Khaosan ở Bangkok. Lễ hội năm mới - được gọi là Songkran ở Thái Lan, Chol Chnam Thmay ở Campuchia, Bunpimay ở Lào và Thingyan ở Myanmar - diễn ra vào tháng 4 hàng năm. Truyền thống té nước là để rửa sạch xui xẻo và cầu nguyện cho một năm mới tốt lành.
Tôn trọng người lớn tuổi và rảy nước lên các bức tượng Phật tại các ngôi đền địa phương là một truyền thống của lễ mừng năm mới ba ngày, được gọi là Songkran, nhưng ngày lễ cũng có một khía cạnh náo nhiệt hơn với các thanh niên vui chơi và chè chén.
Với những khẩu súng phun nước, người Thái và người nước ngoài tham gia vào những cuộc chiến nước khiến đường phố bị phong tỏa. Hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở các vùng của Thái Lan khiến các nhà sư và nhà bảo tồn kêu gọi cư dân thành phố tiết chế lễ đón năm mới truyền thống.
Những người tham gia lễ hội sử dụng súng nước bắn vào nhau khi ăn mừng năm mới Phật giáo, được biết đến với tên địa phương là Songkran, tại Bangkok, Thái Lan, ngày 13/4. Lễ hội ở Bangkok năm nay có quy mô nhỏ hơn vì sự chuẩn bị cho lễ đăng quang vào tháng 5 của tân vương Thái Lan.
Trẻ em chơi đùa với súng phun nước khi ăn mừng Songkran trên đường Khaosan ở Bangkok. Các nước láng giềng như Lào và Myanmar ăn mừng cùng một lễ hội với người dân cả già lẫn trẻ hắt nước vào nhau khi tiếng nhạc phát ra từ loa phóng thanh.
Một phụ nữ rửa mặt bằng nước trên đường Khaosan ở Bangkok, ngày 13/4. Songkran cũng là thời gian nguy hiểm nhất để đi du lịch ở Thái Lan. Tuần bắt đầu từ ngày 11/4 được mệnh danh là "bảy ngày nguy hiểm" khi hàng triệu người Thái thực hiện hành trình về quê bằng xe buýt, xe tải hoặc xe máy.
Một du khách bị té nước trong dịp lễ Songkran, hay năm mới của Thái Lan, trên đường Khaosan ở Bangkok. Khi mặt trời lặn, hàng chục nghìn người dự kiến sẽ nhảy dưới vòi rồng khổng lồ và pháo hoa ngoạn mục tại lễ hội S2O Songkran của Bangkok vào đêm 13/4.
Thanh niên nhảy múa trên đường phố trong lễ Songkran. Chính quyền đã đưa ra cảnh báo trước về sự chừng mực trong lễ hội, trong đó trang phục khỏa thân và khiêu khích sẽ bị cấm.
Ở Ayutthaya, những con voi được vẽ các thiết kế hoa đầy màu sắc vươn vòi phun nước lên các khách du lịch trước những ngôi đền cổ của thị trấn.
Một bé gái phun nước vào người đi đường khi ngồi trên vai bố mình. Trong thông điệp Songkran, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã kêu gọi đoàn kết dân tộc nhằm tạo ra một bầu không khí hòa bình để đất nước có thể tiến tới dân chủ.
Để ngăn chặn các vụ tai nạn giao thông do say xỉn, nhà chức trách cho biết họ sẽ áp dụng các hình phạt khắc nghiệt đối với những người uống rượu bia trước khi ngồi sau tay lái. Bộ Nội vụ Thái Lan đã ghi nhận hơn 100 người chết trong hai ngày đầu tiên trước lễ hội. Con số được dự báo sẽ còn tăng thêm.