5. Nga. Trong 6 năm qua, ngân hàng trung ương Nga đã tăng sức mua vàng một cách đáng kể. Năm 2017, nước này đánh bật Trung Quốc khỏi danh sách 5 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Năm 2018, xứ Bạch Dương là "người mua vàng hàng đầu thế giới" với số vàng ròng "khổng lồ" 651,5 tấn. Hồi tháng 2, ngân hàng trung ương Nga cấp cho nguồn dự trữ ngoại hối thêm 31,1 tấn vàng, nâng "kho bạc" của kim loại quý này lên 2.149 tấn. Theo báo cáo của World Gold Council (WGC), lượng vàng do các cơ quan quản lý tiền tệ nắm giữ đang ở mức cao nhất trong 50 năm qua. Ảnh: Radissonblu. 4. Pháp. Cũng theo WGC, trong năm 2018, các ngân hàng trung ương đã mua tổng cộng 651,5 tấn vàng, tăng 74% so với năm 2017. Paris hoa lệ ước tính đang sở hữu 2.518 tấn kim loại quý, chiếm khoảng 60% toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Pháp. Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia, đã nhiều lần kêu gọi đóng băng việc bán vàng quốc gia, cũng như "hồi hương" trở lại số vàng của đất nước từ nước ngoài. Ảnh: AFP. 3. Italy. Nắm giữ 2.534 tấn vàng trong tay, Italy đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng quốc gia sở hữu vàng lớn nhất thế giới. Giá trị của số vàng này chiếm gần 70% dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo chính sách của Ngân hàng Italy, vàng là khoản đầu tư an toàn nhất trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và đang là biện pháp bảo vệ hữu hiệu để đối phó sự biến động của đồng đôla Mỹ. Ảnh: Global Look Press 2. Đức. Ngân hàng trung ương Đức Deutsche Bundesbank hiện sở hữu gần 3.500 tấn vàng, chiếm hơn 70% dự trữ ngoại hối quốc gia. Cơ quan quản lý đã cố gắng giành lại khoảng 674 tấn vàng được giữ bởi Ngân hàng trung ương Pháp Banque de France và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ. Quá trình hồi hương vàng của ngân hàng Deutsche Bundesbank dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2020. Ảnh: Amazon. 1. Mỹ. Washington được cho là có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới với 8.407 tấn. Lượng vàng khổng lồ này chiếm hơn 75% dự trữ ngoại hối quốc gia. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed lựa chọn không tích cực mua vàng như các quốc gia khác để ngăn chặn sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Ảnh: Wikipedia.
5. Nga. Trong 6 năm qua, ngân hàng trung ương Nga đã tăng sức mua vàng một cách đáng kể. Năm 2017, nước này đánh bật Trung Quốc khỏi danh sách 5 quốc gia dự trữ vàng lớn nhất thế giới. Năm 2018, xứ Bạch Dương là "người mua vàng hàng đầu thế giới" với số vàng ròng "khổng lồ" 651,5 tấn. Hồi tháng 2, ngân hàng trung ương Nga cấp cho nguồn dự trữ ngoại hối thêm 31,1 tấn vàng, nâng "kho bạc" của kim loại quý này lên 2.149 tấn. Theo báo cáo của World Gold Council (WGC), lượng vàng do các cơ quan quản lý tiền tệ nắm giữ đang ở mức cao nhất trong 50 năm qua. Ảnh: Radissonblu.
4. Pháp. Cũng theo WGC, trong năm 2018, các ngân hàng trung ương đã mua tổng cộng 651,5 tấn vàng, tăng 74% so với năm 2017. Paris hoa lệ ước tính đang sở hữu 2.518 tấn kim loại quý, chiếm khoảng 60% toàn bộ dự trữ ngoại tệ của Pháp. Marine Le Pen, lãnh đạo đảng Mặt trận Quốc gia, đã nhiều lần kêu gọi đóng băng việc bán vàng quốc gia, cũng như "hồi hương" trở lại số vàng của đất nước từ nước ngoài. Ảnh: AFP.
3. Italy. Nắm giữ 2.534 tấn vàng trong tay, Italy đứng ở vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng quốc gia sở hữu vàng lớn nhất thế giới. Giá trị của số vàng này chiếm gần 70% dự trữ ngoại hối quốc gia. Theo chính sách của Ngân hàng Italy, vàng là khoản đầu tư an toàn nhất trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và đang là biện pháp bảo vệ hữu hiệu để đối phó sự biến động của đồng đôla Mỹ. Ảnh: Global Look Press
2. Đức. Ngân hàng trung ương Đức Deutsche Bundesbank hiện sở hữu gần 3.500 tấn vàng, chiếm hơn 70% dự trữ ngoại hối quốc gia. Cơ quan quản lý đã cố gắng giành lại khoảng 674 tấn vàng được giữ bởi Ngân hàng trung ương Pháp Banque de France và Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ. Quá trình hồi hương vàng của ngân hàng Deutsche Bundesbank dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2020. Ảnh: Amazon.
1. Mỹ. Washington được cho là có trữ lượng vàng lớn nhất thế giới với 8.407 tấn. Lượng vàng khổng lồ này chiếm hơn 75% dự trữ ngoại hối quốc gia. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed lựa chọn không tích cực mua vàng như các quốc gia khác để ngăn chặn sự mất giá của đồng tiền quốc gia. Ảnh: Wikipedia.