Lãnh thổ của đất nước Cộng hòa Ả Rập Syria hiện nay lần đầu tiên được thống nhất vào thế kỷ 10 trước Công nguyên (TCN) dưới thời kỳ Đế quốc Tân Assyria, với thủ đô là thành phố Ashur. Nhưng sau đó, Syria liên tục bị các quốc gia khác xâm chiếm và đồng hóa bởi nhiều sắc tộc khác nhau. Ảnh: Wikipedia.Trong thiên niên kỷ thứ hai TCN, đất nước Syria bị chiếm đóng liên tục bởi người Canaan, Phoenicia, và Arameans. Người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites cũng nhiều lần chiếm vùng đất Syria trong thời kỳ này. Ảnh: Wikipedia.Tiếp đến, người Ba Tư chiếm đóng Syria, nhưng sau những cuộc chinh phục của Alexander Đại đế và Đế chế Seleucid, quyền thống trị này được trao lại cho người Macedonia cổ đại. Thủ đô của Đế chế này nằm tại Antioch, Antakya (hiện nay nằm bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Wikipedia.Nhưng Đế chế Seleucid khi đó đang trong giai đoạn suy tàn và Pompey Đại đế chiếm Antioch năm 64 TCN, biến Syria trở thành một tỉnh của La Mã. Vì thế, quyền tiếp quản vùng đất này được trao cho người La Mã và sau đó là người Byzantine. Với dân số đông đúc và nền kinh tế phát triển, Syria trở thành một trong những tỉnh quan trọng nhất của La Mã, đặc biệt trong các thế kỷ 2 và 3 sau Công nguyên. Ảnh: NG.Tới năm 640, Syria đã bị quân đội Rashidun, dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid, chinh phục và trở thành một phần của Đế chế Hồi giáo. Giữa thế kỷ thứ VII, Syria nằm dưới quyền cai trị của triều đại Umayyad và thủ đô đế chế này được đặt tại Damascus. Ảnh: NG.Triều đại Ummayad sau đó bị triều đại Abbasid lật đổ năm 750. Họ dời thủ đô của đế chế tới Baghdad. Ảnh: NG.Năm 887, người Tulunid tại Ai Cập sáp nhập Syria từ tay nhà Abbasid, và sau đó bị thay thế bởi triều đại Hamdanid. Ảnh: NG.Năm 1400, Hoàng đế Timur Lenk xâm lược Syria, cướp phá Aleppo và chiếm Damascus sau khi đánh bại quân đội Mamluk. Sau đó, Syria bị Đế chế Ottoman "thu phục" trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Ảnh: SyriaToday. Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng khi lực lượng Arab Syria của ông thua Quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Ảnh: Getty.Cuối năm 1920, Quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Getty.Đến năm 1941, Syria lại một lần nữa tuyên bố độc lập nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Ảnh: Getty.Vào tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab Cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ. Và sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Ả Rập Syria và thể chế này tồn tại cho tới tận ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Những phóng viên chiến trường ở Syria (Nguồn: VTC14)
Lãnh thổ của đất nước Cộng hòa Ả Rập Syria hiện nay lần đầu tiên được thống nhất vào thế kỷ 10 trước Công nguyên (TCN) dưới thời kỳ Đế quốc Tân Assyria, với thủ đô là thành phố Ashur. Nhưng sau đó, Syria liên tục bị các quốc gia khác xâm chiếm và đồng hóa bởi nhiều sắc tộc khác nhau. Ảnh: Wikipedia.
Trong thiên niên kỷ thứ hai TCN, đất nước Syria bị chiếm đóng liên tục bởi người Canaan, Phoenicia, và Arameans. Người Ai Cập, Sumeria, Assyria, Babylon và người Hittites cũng nhiều lần chiếm vùng đất Syria trong thời kỳ này. Ảnh: Wikipedia.
Tiếp đến, người Ba Tư chiếm đóng Syria, nhưng sau những cuộc chinh phục của Alexander Đại đế và Đế chế Seleucid, quyền thống trị này được trao lại cho người Macedonia cổ đại. Thủ đô của Đế chế này nằm tại Antioch, Antakya (hiện nay nằm bên trong biên giới Thổ Nhĩ Kỳ). Ảnh: Wikipedia.
Nhưng Đế chế Seleucid khi đó đang trong giai đoạn suy tàn và Pompey Đại đế chiếm Antioch năm 64 TCN, biến Syria trở thành một tỉnh của La Mã. Vì thế, quyền tiếp quản vùng đất này được trao cho người La Mã và sau đó là người Byzantine. Với dân số đông đúc và nền kinh tế phát triển, Syria trở thành một trong những tỉnh quan trọng nhất của La Mã, đặc biệt trong các thế kỷ 2 và 3 sau Công nguyên. Ảnh: NG.
Tới năm 640, Syria đã bị quân đội Rashidun, dưới sự lãnh đạo của Khaled ibn al-Walid, chinh phục và trở thành một phần của Đế chế Hồi giáo. Giữa thế kỷ thứ VII, Syria nằm dưới quyền cai trị của triều đại Umayyad và thủ đô đế chế này được đặt tại Damascus. Ảnh: NG.
Triều đại Ummayad sau đó bị triều đại Abbasid lật đổ năm 750. Họ dời thủ đô của đế chế tới Baghdad. Ảnh: NG.
Năm 887, người Tulunid tại Ai Cập sáp nhập Syria từ tay nhà Abbasid, và sau đó bị thay thế bởi triều đại Hamdanid. Ảnh: NG.
Năm 1400, Hoàng đế Timur Lenk xâm lược Syria, cướp phá Aleppo và chiếm Damascus sau khi đánh bại quân đội Mamluk. Sau đó, Syria bị Đế chế Ottoman "thu phục" trong khoảng thời gian từ thế kỷ 16 tới thế kỷ 20. Ảnh: SyriaToday.
Năm 1920, Vương quốc Arab Syria độc lập ra đời dưới sự cai trị của Faisal I (thuộc gia đình Hashemite). Tuy nhiên, quyền cai trị của Faisal I nhanh chóng chấm dứt chỉ sau vài tháng khi lực lượng Arab Syria của ông thua Quân đội Pháp trong trận đánh Maysalun. Ảnh: Getty.
Cuối năm 1920, Quân đội Pháp chiếm Syria sau hội nghị San Remo, đặt Syria dưới sự cai trị của Pháp. Ảnh: Getty.
Đến năm 1941, Syria lại một lần nữa tuyên bố độc lập nhưng mãi tới đầu năm 1944 họ mới được công nhận là một nước cộng hoà độc lập. Ảnh: Getty.
Vào tháng 2/1958, Syria và Ai Cập tham gia Liên minh Arab Cộng hòa (UAR) nhưng liên minh này nhanh chóng sụp đổ. Và sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/1961, Syria tự tái lập thành nhà nước Cộng hòa Ả Rập Syria và thể chế này tồn tại cho tới tận ngày nay. Ảnh: Wikipedia.
Mời độc giả xem thêm video: Những phóng viên chiến trường ở Syria (Nguồn: VTC14)