Sân bay quốc tế Hellenikon ở Hy Lạp là một trong những công trình nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới bị bỏ hoang. Hellenikon từng là phi trường chính của thủ đô Athens, phục vụ hơn 12 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, phi trường này đã bị đóng cửa vào năm 2001 sau khi có sân bay quốc tế Athens và bị bỏ hoang cho đến nay. (Nguồn ảnh: Business Insider)Tuy nhiên, giới chức Hy Lạp đang có kế hoạch biến sân bay này thành một khu đô thị, bao gồm các chung cư, khách sạn, trung tâm mua sắm, viện bảo tàng, công viên,… từ năm 2019.Công viên giải trí Pripyat ở Ukraine dự định mở cửa đón công chúng vào ngày 1/5/1986. Tuy nhiên, vài ngày trước khi nó được khai trương, thảm họa hạt nhân Chernboyl xảy ra khiến công viên bị bỏ hoang từ đó cho đến bây giờ.Hiện khu công viên này vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ khiến du khách tránh xa.Sân vận động Aquatics được xây dựng trong kỳ Thế vận hội được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 2016.Nhưng sau đó, công trình này cũng bị bỏ hoang và không được dọn dẹp. Nhiều bể bơi chứa nước bẩn vẫn còn nguyên trong suốt hai năm qua.Công viên giải trí Wonderland rộng 49 ha nằm cách ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, khoảng 32 km vẫn chưa được hoàn thành kể từ khi việc xây dựng công trình này bị tạm dừng vào năm 1998.Một nửa khu công viên đã được hoàn thành. Nó từng được kỳ vọng là công viên giải trí lớn nhất Châu Á. Tuy nhiên, năm 2013, nhiều công trình trong công viên đã bị phá hủy.Sanzhi Pod là một thành phố nằm gần thành phố Đài Bắc, Đài Loan, với những tòa nhà đều có hình dạng giống đĩa bay được cho xây dựng vào những năm 1970.Tuy nhiên, sau một vài vụ tai nạn xe cùng với sự thiếu hụt nguồn vốn trong quá trình xây dựng thành phố Shan-Zhi, giới chức Đài Loan đã quyết định hủy dự án này.Đảo Hashima ở Nhật Bản từng là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Nhưng nơi này đã không có ai sinh sống kể từ giữa những năm 1970.Năm 1959, hơn 5.000 cư dân, chủ yếu là các thợ mỏ và người thân của họ, đã sống trên đảo này. Tuy nhiên, đến năm 1974, khi các mỏ than bị đóng cửa, người dân đã rời khỏi hòn đảo này đến nơi khác sinh sống và nó bị bỏ hoang từ đó cho đến nay.Khách sạn Haludovo Palace trên đảo Krk của Croatia từng là địa điểm thu hút đông đảo du khách vào thập niên 1970 và 1980.Nhưng sau khi cuộc chiến tranh bùng nổ tại Nam Tư vào thập niên 1990, du khách nước ngoài đã không đến khu nghỉ dưỡng này nữa và nó bị đóng cửa trong suốt hàng chục năm qua.
Mời độc giả xem thêm video: Ghé thăm ngôi làng ở tận cùng Trái Đất (Nguồn: VTC14)
Sân bay quốc tế Hellenikon ở Hy Lạp là một trong những công trình nổi tiếng đắt đỏ nhất thế giới bị bỏ hoang. Hellenikon từng là phi trường chính của thủ đô Athens, phục vụ hơn 12 triệu hành khách mỗi năm. Tuy nhiên, phi trường này đã bị đóng cửa vào năm 2001 sau khi có sân bay quốc tế Athens và bị bỏ hoang cho đến nay. (Nguồn ảnh: Business Insider)
Tuy nhiên, giới chức Hy Lạp đang có kế hoạch biến sân bay này thành một khu đô thị, bao gồm các chung cư, khách sạn, trung tâm mua sắm, viện bảo tàng, công viên,… từ năm 2019.
Công viên giải trí Pripyat ở Ukraine dự định mở cửa đón công chúng vào ngày 1/5/1986. Tuy nhiên, vài ngày trước khi nó được khai trương, thảm họa hạt nhân Chernboyl xảy ra khiến công viên bị bỏ hoang từ đó cho đến bây giờ.
Hiện khu công viên này vẫn còn bị ô nhiễm phóng xạ khiến du khách tránh xa.
Sân vận động Aquatics được xây dựng trong kỳ Thế vận hội được tổ chức tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil, vào năm 2016.
Nhưng sau đó, công trình này cũng bị bỏ hoang và không được dọn dẹp. Nhiều bể bơi chứa nước bẩn vẫn còn nguyên trong suốt hai năm qua.
Công viên giải trí Wonderland rộng 49 ha nằm cách ô thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, khoảng 32 km vẫn chưa được hoàn thành kể từ khi việc xây dựng công trình này bị tạm dừng vào năm 1998.
Một nửa khu công viên đã được hoàn thành. Nó từng được kỳ vọng là công viên giải trí lớn nhất Châu Á. Tuy nhiên, năm 2013, nhiều công trình trong công viên đã bị phá hủy.
Sanzhi Pod là một thành phố nằm gần thành phố Đài Bắc, Đài Loan, với những tòa nhà đều có hình dạng giống đĩa bay được cho xây dựng vào những năm 1970.
Tuy nhiên, sau một vài vụ tai nạn xe cùng với sự thiếu hụt nguồn vốn trong quá trình xây dựng thành phố Shan-Zhi, giới chức Đài Loan đã quyết định hủy dự án này.
Đảo Hashima ở Nhật Bản từng là một trong những khu vực có mật độ dân số đông nhất thế giới. Nhưng nơi này đã không có ai sinh sống kể từ giữa những năm 1970.
Năm 1959, hơn 5.000 cư dân, chủ yếu là các thợ mỏ và người thân của họ, đã sống trên đảo này. Tuy nhiên, đến năm 1974, khi các mỏ than bị đóng cửa, người dân đã rời khỏi hòn đảo này đến nơi khác sinh sống và nó bị bỏ hoang từ đó cho đến nay.
Khách sạn Haludovo Palace trên đảo Krk của Croatia từng là địa điểm thu hút đông đảo du khách vào thập niên 1970 và 1980.
Nhưng sau khi cuộc chiến tranh bùng nổ tại Nam Tư vào thập niên 1990, du khách nước ngoài đã không đến khu nghỉ dưỡng này nữa và nó bị đóng cửa trong suốt hàng chục năm qua.
Mời độc giả xem thêm video: Ghé thăm ngôi làng ở tận cùng Trái Đất (Nguồn: VTC14)