Theo hãng thông tấn Reuters dẫn số liệu của chính phủ Venezuela cho biết, bất ổn, bạo lực và khủng hoảng đã khiến 1,5 triệu người dân Venezuela phải rời khỏi đất nước kể từ năm 2014 và hơn một nửa trong số đó tìm nơi lánh nạn tại quốc gia láng giềng Colombia. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Boliviar vào Colombia. Nhiều người quay trở lại Venezuela trong ngày nhưng khoảng 4.000 người ở lại thành phố biên giới Cucuta hoặc di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Colombia hoặc tới các nước láng giềng khác.“Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Bolivar để mua thực phẩm và thuốc men cần thiết không có sẵn ở Venezuela. Trong đó, khoảng 4.000 không quay trở lại Venezuela”, Rafael Velasquez Garcia, đến từ Ủy ban Cứu nạn Quốc tế (IRC), cho biết.Theo cuộc khảo sát do IRC thực hiện trên những người dân Venezuela ở Cucuta và Villa de Rosaria hồi tháng 3/2018, 89% số người được hỏi cho biết họ đến Colombia để tìm việc làm, 80% là mua thực phẩm và 58% để tìm chỗ ở.Luis làm nghề cắt tóc gần cây cầu Simon Bolivar, gần thành phố Cucuta, Colombia. Anh chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD mỗi lần cắt. Hiện tại, vợ của Luis đang mang thai và vẫn sống ở Venezuela. Anh đang cố gắng kiếm tiền để mua tã lót tại Colombia mang về cho con ở quê nhà.Maria đến từ Peru nhưng đã sống ở Venezuela trong suốt 25 năm. Do không có việc làm tại Venezuela nên hàng ngày, cô thường vượt biên vào Colombia để bán cà phê và bánh.Bà Tania lớn lên ở thủ đô Caracas, Venezuela, nhưng hiện giờ bà trở thành người vô gia cư ở Cucuta. Hàng ngày, bà phải thu nhặt chai nhựa và các vật liệu tái chế đem bán lấy tiền mua đồ ăn.Một vài “tài sản” của Maria, một người vô gia cư khác đến từ Venezuela.Josue, cũng là một người dân Venezuela vô gia cư, làm nghề bán tranh trên đường phố để kiếm sống.Trong ảnh là Carla, 23 tuổi, đã rời Venezuela tới Cacuta sau thời gian bị bạo lực tình dục 2 năm trước.Andres đến Colombia vài ngày trước và tìm nơi tị nạn tại một trung tâm địa phương.Sebastian đã ở Colombia được 15 ngày. Anh phải để lại vợ con ở Venezueal để sang Colombia tìm việc.Daniela là một tình nguyện viên đang nỗ lực hỗ trợ gia đình cô và những người dân địa phương.Carlos là một giáo sư khoa học và luật sư trong suốt hơn 15 năm. Tuy nhiên, ông đã mất việc trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela và hiện giờ đang phải sống lay lắt ngoài đường phố.
Mời độc giả xem thêm video: Nền y tế Venezuela khủng hoảng vì bác sĩ rời bỏ đất nước năm 2017 (Nguồn: VTC14)
Theo hãng thông tấn Reuters dẫn số liệu của chính phủ Venezuela cho biết, bất ổn, bạo lực và khủng hoảng đã khiến 1,5 triệu người dân Venezuela phải rời khỏi đất nước kể từ năm 2014 và hơn một nửa trong số đó tìm nơi lánh nạn tại quốc gia láng giềng Colombia. (Nguồn ảnh: Al Jazeera)
Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Boliviar vào Colombia. Nhiều người quay trở lại Venezuela trong ngày nhưng khoảng 4.000 người ở lại thành phố biên giới Cucuta hoặc di chuyển sâu hơn vào lãnh thổ Colombia hoặc tới các nước láng giềng khác.
“Mỗi ngày, hơn 35.000 người dân Venezuela lại vượt qua cây cầu Simon Bolivar để mua thực phẩm và thuốc men cần thiết không có sẵn ở Venezuela. Trong đó, khoảng 4.000 không quay trở lại Venezuela”, Rafael Velasquez Garcia, đến từ Ủy ban Cứu nạn Quốc tế (IRC), cho biết.
Theo cuộc khảo sát do IRC thực hiện trên những người dân Venezuela ở Cucuta và Villa de Rosaria hồi tháng 3/2018, 89% số người được hỏi cho biết họ đến Colombia để tìm việc làm, 80% là mua thực phẩm và 58% để tìm chỗ ở.
Luis làm nghề cắt tóc gần cây cầu Simon Bolivar, gần thành phố Cucuta, Colombia. Anh chỉ kiếm được chưa đầy 1 USD mỗi lần cắt. Hiện tại, vợ của Luis đang mang thai và vẫn sống ở Venezuela. Anh đang cố gắng kiếm tiền để mua tã lót tại Colombia mang về cho con ở quê nhà.
Maria đến từ Peru nhưng đã sống ở Venezuela trong suốt 25 năm. Do không có việc làm tại Venezuela nên hàng ngày, cô thường vượt biên vào Colombia để bán cà phê và bánh.
Bà Tania lớn lên ở thủ đô Caracas, Venezuela, nhưng hiện giờ bà trở thành người vô gia cư ở Cucuta. Hàng ngày, bà phải thu nhặt chai nhựa và các vật liệu tái chế đem bán lấy tiền mua đồ ăn.
Một vài “tài sản” của Maria, một người vô gia cư khác đến từ Venezuela.
Josue, cũng là một người dân Venezuela vô gia cư, làm nghề bán tranh trên đường phố để kiếm sống.
Trong ảnh là Carla, 23 tuổi, đã rời Venezuela tới Cacuta sau thời gian bị bạo lực tình dục 2 năm trước.
Andres đến Colombia vài ngày trước và tìm nơi tị nạn tại một trung tâm địa phương.
Sebastian đã ở Colombia được 15 ngày. Anh phải để lại vợ con ở Venezueal để sang Colombia tìm việc.
Daniela là một tình nguyện viên đang nỗ lực hỗ trợ gia đình cô và những người dân địa phương.
Carlos là một giáo sư khoa học và luật sư trong suốt hơn 15 năm. Tuy nhiên, ông đã mất việc trong cuộc khủng hoảng kinh tế tại Venezuela và hiện giờ đang phải sống lay lắt ngoài đường phố.
Mời độc giả xem thêm video: Nền y tế Venezuela khủng hoảng vì bác sĩ rời bỏ đất nước năm 2017 (Nguồn: VTC14)