Ngày 14/3, học sinh trên khắp nước Mỹ đã đồng loạt nghỉ học và xuống đường tuần hành nhằm kêu gọi hành động chống lại bạo lực súng đạn sau vụ xả súng đẫm máu tại một trường trung học ở Parkland, bang Florida đúng một tháng trước. (Nguồn ảnh: Reuters)Tại La Crescenta, California, nhiều học sinh cũng xuống đường biểu tình, đồng thời thả chim bồ câu trắng, biểu tượng hòa bình với hy vọng những sự việc đáng tiếc sẽ không xảy đến với họ một lần nữaMột học sinh Mỹ gốc Hồi giáo giương cao khẩu hiệu "Tôi sẽ là nạn nhân tiếp theo?", một hình ảnh ấn tượng được ghi lại trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc và tôn giáo ở Mỹ có dấu hiệu gia tăng, kèm theo đó là nạn xả súng học đường dẫn đến nhiều sự vụ thương tâmNhững học sinh ở Washington D.C thể hiện sự đoàn kết và giơ tay cao lên trời.Tại thủ đô Washington, hàng ngàn học sinh đã xuống đường bên ngoài Nhà Trắng và giương cao những khẩu hiệu như "Hãy nhớ về con số 17" (số người thiệt mạng trong vụ xả súng tại Florida hồi tháng trước", "Đã quá đủ rồi" (Enough is enough" hay "Bảo vệ người dân chứ không phải những khẩu súng".Cuộc biểu tình quy mô toàn nước Mỹ này được tổ chức đúng một tháng sau vụ Nikolas Cruz, 19 tuổi, một học sinh cũ của trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, dùng khẩu súng trường AR-15 tấn công các lớp học. Sau khi gây án, Cruz bỏ trốn trước khi bị bắt tại một thị trấn cách ngôi trường này khoảng 1,6 km và được chuyển tới bệnh viện để điều trị một số vết thương nhẹ. Trước đó, tên này đã bị đuổi học vì vi phạm kỷ luật.Ngày 7-3, Hội thẩm đoàn hạt Broward, bang Florida, đã chính thức buộc tội Nikolas Cruz, thủ phạm gây ra vụ xả súng tại trường Marjory Stoneman Douglas, phạm 17 tội danh cố ý giết người cấp độ 1 và 17 tội danh âm mưu giết người cấp độ 1. Tội danh âm mưu giết người của Cruz được tính đối với các nạn nhân bị thương trong vụ xả súng.Ngoài xuống đường biểu tình, trong ngày 14-3, học sinh tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ cũng mặc niệm tưởng nhớ 14 học sinh và 3 nhân viên của trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland đã thiệt mạng trong vụ xả súng đúng vào ngày lễ Valentine 14-2.Valentine năm 2018 được coi là Lễ Tình nhân đen tối nhất đối với học sinh trung học trên toàn nước Mỹ bởi vụ xả súng tại Florida. Cá biệt, vụ tại Florida không phải là duy nhất và cũng chưa phải là cuối cùng. Cơ quan chức năng ghi nhận và giải quyết hàng chục vụ xả súng trường học mỗi năm tại Mỹ.Súng đạn luôn là một chủ đề nóng tại Mỹ, khi không chỉ có những vụ xả súng thương tâm xảy ra tại các trường học mà còn có cả những vụ thảm sát kinh hoàng như vụ tại Las Vegas tháng 10-2017 tại một nhạc hội khiến hàng trăm người thương vong, đi vào lịch sử nước Mỹ như vụ xả súng đẫm máu nhất từng xảy raNhững vụ xả súng, đặc biệt là tại trường học gây tâm lý hoang mang không chỉ cho học sinh, phụ huynh mà còn cả những giáo viên và nhân viên giáo dục tại đây. Tính mạng và sự an toàn của bản thân và những người mà các giáo viên chịu trách nhiệm giáo dục và bảo vệ luôn có nguy cơ bị đe dọa bởi những kẻ "không biết từ đâu" và điên cuồng nã đạnNhiều người sống sót sau vụ tấn công ở Florida đã kêu gọi các nhà lập pháp của bang, liên bang và thậm chí đã gặp Tổng thống Donald Trump để kêu gọi chính quyền đưa ra hạn chế về quyền sở hữu súng. Những nỗ lực của học sinh đã khiến cho bang Florida đưa ra luật mới, nâng mức tuổi được phép mua súng từ 18 lên 21. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ liên bang sẽ đáp ứng lời kêu gọi của học sinh.Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ "cấp súng cho giáo viên trung học" để đảm bảo an toàn cho những học sinh và cả giáo viên tại các trường trung họcTuy nhiên, ý tưởng này của ông Trump lại gây ra nhiều phản ứng trái chiều khi có nhiều người nghĩ rằng điều nên làm là "cấm súng" chứ không phải là "cấp súng" dù là cho bất kỳ aiHơn nữa, nhiều người tranh luận rằng cấp súng cho giáo viên chưa chắc đã là một ý tưởng hay bởi chưa kể đến trường hợp những người được cấp có tâm lý bất ổn, kể cả những người đạt được tiêu chuẩn để được cấp súng cũng có thể phạm sai lầm khi không phân biệt được đâu là học sinh và đâu là "người lạ mặt" khi số học sinh quá đông.
Ngày 14/3, học sinh trên khắp nước Mỹ đã đồng loạt nghỉ học và xuống đường tuần hành nhằm kêu gọi hành động chống lại bạo lực súng đạn sau vụ xả súng đẫm máu tại một trường trung học ở Parkland, bang Florida đúng một tháng trước. (Nguồn ảnh: Reuters)
Tại La Crescenta, California, nhiều học sinh cũng xuống đường biểu tình, đồng thời thả chim bồ câu trắng, biểu tượng hòa bình với hy vọng những sự việc đáng tiếc sẽ không xảy đến với họ một lần nữa
Một học sinh Mỹ gốc Hồi giáo giương cao khẩu hiệu "Tôi sẽ là nạn nhân tiếp theo?", một hình ảnh ấn tượng được ghi lại trong bối cảnh nạn phân biệt chủng tộc và tôn giáo ở Mỹ có dấu hiệu gia tăng, kèm theo đó là nạn xả súng học đường dẫn đến nhiều sự vụ thương tâm
Những học sinh ở Washington D.C thể hiện sự đoàn kết và giơ tay cao lên trời.
Tại thủ đô Washington, hàng ngàn học sinh đã xuống đường bên ngoài Nhà Trắng và giương cao những khẩu hiệu như "Hãy nhớ về con số 17" (số người thiệt mạng trong vụ xả súng tại Florida hồi tháng trước", "Đã quá đủ rồi" (Enough is enough" hay "Bảo vệ người dân chứ không phải những khẩu súng".
Cuộc biểu tình quy mô toàn nước Mỹ này được tổ chức đúng một tháng sau vụ Nikolas Cruz, 19 tuổi, một học sinh cũ của trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, dùng khẩu súng trường AR-15 tấn công các lớp học. Sau khi gây án, Cruz bỏ trốn trước khi bị bắt tại một thị trấn cách ngôi trường này khoảng 1,6 km và được chuyển tới bệnh viện để điều trị một số vết thương nhẹ. Trước đó, tên này đã bị đuổi học vì vi phạm kỷ luật.
Ngày 7-3, Hội thẩm đoàn hạt Broward, bang Florida, đã chính thức buộc tội Nikolas Cruz, thủ phạm gây ra vụ xả súng tại trường Marjory Stoneman Douglas, phạm 17 tội danh cố ý giết người cấp độ 1 và 17 tội danh âm mưu giết người cấp độ 1. Tội danh âm mưu giết người của Cruz được tính đối với các nạn nhân bị thương trong vụ xả súng.
Ngoài xuống đường biểu tình, trong ngày 14-3, học sinh tại nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ cũng mặc niệm tưởng nhớ 14 học sinh và 3 nhân viên của trường trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland đã thiệt mạng trong vụ xả súng đúng vào ngày lễ Valentine 14-2.
Valentine năm 2018 được coi là Lễ Tình nhân đen tối nhất đối với học sinh trung học trên toàn nước Mỹ bởi vụ xả súng tại Florida. Cá biệt, vụ tại Florida không phải là duy nhất và cũng chưa phải là cuối cùng. Cơ quan chức năng ghi nhận và giải quyết hàng chục vụ xả súng trường học mỗi năm tại Mỹ.
Súng đạn luôn là một chủ đề nóng tại Mỹ, khi không chỉ có những vụ xả súng thương tâm xảy ra tại các trường học mà còn có cả những vụ thảm sát kinh hoàng như vụ tại Las Vegas tháng 10-2017 tại một nhạc hội khiến hàng trăm người thương vong, đi vào lịch sử nước Mỹ như vụ xả súng đẫm máu nhất từng xảy ra
Những vụ xả súng, đặc biệt là tại trường học gây tâm lý hoang mang không chỉ cho học sinh, phụ huynh mà còn cả những giáo viên và nhân viên giáo dục tại đây. Tính mạng và sự an toàn của bản thân và những người mà các giáo viên chịu trách nhiệm giáo dục và bảo vệ luôn có nguy cơ bị đe dọa bởi những kẻ "không biết từ đâu" và điên cuồng nã đạn
Nhiều người sống sót sau vụ tấn công ở Florida đã kêu gọi các nhà lập pháp của bang, liên bang và thậm chí đã gặp Tổng thống Donald Trump để kêu gọi chính quyền đưa ra hạn chế về quyền sở hữu súng. Những nỗ lực của học sinh đã khiến cho bang Florida đưa ra luật mới, nâng mức tuổi được phép mua súng từ 18 lên 21. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu nào cho thấy chính phủ liên bang sẽ đáp ứng lời kêu gọi của học sinh.
Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố sẽ "cấp súng cho giáo viên trung học" để đảm bảo an toàn cho những học sinh và cả giáo viên tại các trường trung học
Tuy nhiên, ý tưởng này của ông Trump lại gây ra nhiều phản ứng trái chiều khi có nhiều người nghĩ rằng điều nên làm là "cấm súng" chứ không phải là "cấp súng" dù là cho bất kỳ ai
Hơn nữa, nhiều người tranh luận rằng cấp súng cho giáo viên chưa chắc đã là một ý tưởng hay bởi chưa kể đến trường hợp những người được cấp có tâm lý bất ổn, kể cả những người đạt được tiêu chuẩn để được cấp súng cũng có thể phạm sai lầm khi không phân biệt được đâu là học sinh và đâu là "người lạ mặt" khi số học sinh quá đông.