Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.Khi thảm kịch xảy ra, mùa leo núi gần như đã kết thúc. Những nhà leo núi sau đó đều khẳng định họ nhìn thấy thi thể của những người đàn ông Ấn Độ. Tuy nhiên, chẳng ai dám nghĩ đến việc đưa những thi thể này xuống núi bởi đó là việc làm quá tốn kém và liều lĩnh. Đôi khi, việc thu thập thi thể của ai đó trên núi chỉ nhằm chứng minh rằng họ đã chết (chứ không phải mất tích), và gia đình có thể nhận được một số khoản trợ cấp nhất định. Ảnh chụp vợ của ông Subhas, héo úa và tàn tạ sau khi người chồng nằm lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong suốt một năm qua.Hy vọng bắt đầu mở ra khi chính quyền Tây Bengal quyết định mở một chiến dịch nhằm đưa thi thể của ba người đàn ông Ấn Độ trở về. Chỉ trong vài ngày, trước khi mùa leo núi của năm nay kết thúc, nhóm Ấn Độ thuê 6 Sherpa để leo lên vị trí những người đàn ông nằm lại vào tháng 5 năm ngoái. Người đầu tiên họ tìm thấy là Paul, ngay dưới vị trí của Trại 4, ở độ cao gần 8.000 m so với mực nước biển, đồng thời là điểm dừng chân cuối cùng của các nhà leo núi trước khi lên đỉnh. Sau đó, các Sherpa mất 16 giờ để đưa thi thể của Paul xuống Trại 2, nơi một chiếc trực thăng đã chờ sẵn. Ảnh chụp Paul (bên trái) cùng người dẫn đường trong khi ở trên đỉnh Everest.Quay lại nơi thi thể của Paul được tìm thấy, hai Sherpa khác tiếp tục hành trình lên Trại 4 và tìm kiếm tất cả những căn lều bỏ hoang trên đường đi với hy vọng thấy thi thể của hai người còn lại. Họ đã thành công. Khi nhìn thấy xác của một người đàn ông bị mất bàn tay, họ biết đó là Nath. Tai nạn chơi pháo khi còn nhỏ khiến một bàn tay của anh không còn nguyên vẹn.Những cơn gió gào thét dữ dội trong khi các Sherpa đi tiếp để tìm Ghosh, khiến họ không thể tiếp tục. Mùa mưa đang dần đến, mọi người đều đang gấp rút xuống núi trước khi chính quyền Nepal cấm hoàn toàn các hoạt động leo núi đến tận năm sau. Cuối cùng, họ tìm thấy Ghosh. Thi thể của ông nằm đông cứng trong lớp tuyết, ở độ cao 8.300 m. Khuôn mặt vô hồn của ông khiến những người Sherpa sợ hãi. Vì vậy, họ dùng chiếc mũ trùm đầu để che mặt ông lại trước khi đưa ông xuống Trại 4. Sau đó, họ gói chặt thi thể của Ghosh và đẩy, kéo, trượt... xuống Trại 2. Tại đây, họ chờ trực thăng đến.Đội cứu hộ khẳng định mưa lớn và trời nhiều mây khiến trực thăng không thể cất cánh từ Trại 2. Thực tế, họ đang chờ thi thể của một nhà leo núi khác từ Ấn Độ, người vừa thiệt mạng một ngày trước.Trong lúc thi thể của Ghosh được hỏa táng, vợ anh cởi những chiếc vòng màu sắc trên cổ tay. Một năm sau khi chồng mình qua đời trên đỉnh Everest, bà chính thức trở thành góa phụ. Tờ lịch trong phòng ngủ vẫn là tháng 5/2016. Trước đó, bà một mực khẳng định chồng mình chưa qua đời và chỉ đang mất tích. "Tôi chỉ trở thành góa phụ nếu tôi nhìn thấy thi thể của ông ấy", bà từng nói.Khoảng 5.000 người đã đặt chân lên đỉnh Everest (cao 8.848 m) kể từ khi hai nhà leo núi Tenzing Norgay và Edmund Hillary lần đầu tiên làm điều này vào năm 1953. Gần 300 người đã thất bại trong hành trình chinh phục ngọn núi và nằm lại ở khắp những con đường dẫn đến "nóc nhà thế giới". Ảnh chụp một thi thể gần đỉnh Everest.Điều kiện ăn uống không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt, lượng oxy xuống quá thấp, cơ thể kiệt sức triền miên, không ngủ được trong nhiều ngày, tầm nhìn bị hạn chế do tuyết, hoảng sợ do đi lạc... đều là những yếu tố đe dọa sinh mạng của các nhà leo núi trong quá trình chinh phục đỉnh Everest.Ảnh chụp chân dung của Paresh Nath cùng cửa hàng bán dụng cụ leo núi của ông ở Ấn Độ. Trước đó, Nath và Ghosh mất tích trong hành trình leo núi, trong khi Hazra và Paul đang dần kiệt sức và buộc phải đi xuống trước khi lâm vào tình trạng nguy kịch. Khi Paul không thể thở và tay lạnh cóng dù đã có bình oxy, hai Sherpa ở cạnh ông, bà Hazra được một Sherpa khác dắt xuống. Anh này nhanh chóng bỏ bà lại một mình khi thấy bản thân mình đang nguy kịch hơn cả người phụ nữ từ Ấn Độ. May mắn, bà gặp những người Sherpa khác và được đưa xuống Trại 2 ngay sau đó.Sau đó, một đoàn thám hiểm khác khẳng định họ đã nhìn thấy Nath trên đường xuống núi. Ông tỉnh táo nhưng đôi mắt sưng vù và không nhìn thấy gì vì băng tuyết. Sáng hôm sau, ngày cuối cùng trong mùa leo núi năm 2016, Nath thậm chí không thể bê nổi một bát canh. Ông qua đời tại Trại 4, điểm dừng chân cuối cùng trước khi lên đỉnh. Trong khi đó, Ghosh đã nằm lại đâu đó ở phía trên. Trong ảnh, ông Debasish Ghosh, anh trai của Goutam Ghosh, đến Kathmandu để nhận thi thể em trai mình, sau một năm mất tích.Gia đình Ghosh đã gửi thư tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để bày tỏ mong muốn chính quyền Tây Bengal triển khai chiến dịch đưa thi thể của ông về nhà. Cuối cùng, chính quyền đồng ý nhưng vẫn giấu kín thông tin này với gia đình những người mất tích. Mọi việc chỉ suôn sẻ nếu vị trí của các thi thể đã được xác định. Vì vậy, gia đình Ghosh tìm tới những nhà leo núi kỳ cựu từng nhiều lần đặt chân đến Everest và nhận được mức giá 40.000 USD để đưa một thi thể về nhà. Họ bán mọi tài sản và đồng ý trả trước 4.000 USD trước khi sang Nepal để đón những người đàn ông mất tích. Ảnh chụp thi thể của Ghosh, nằm nhiều ngày trong phòng pháp y sau khi được đưa về Ấn Độ.
Tháng 5/2016, 4 du khách Ấn Độ quyết định chinh phục đỉnh Everest. Họ thuê 4 người Sherpa (tên riêng chỉ những người dẫn đường trong hành trình leo Everest). Tuy nhiên, khi lên gần đến đỉnh, bình oxy của họ có dấu hiệu cạn kiệt, những du khách Ấn Độ bị bỏ lại giữa độ cao hơn 7.000 m và phải vật lộn để tranh giành sự giống. Trong ảnh, từ trái sang phải: Sunita Hazra, Goutam Ghosh, Paresh Nath và Subhas Paul. Bà Hazra là người duy nhất trở về. Ba người đàn ông đều nằm lại ở lớp băng tuyết lạnh giá gần nóc nhà thế giới.
Khi thảm kịch xảy ra, mùa leo núi gần như đã kết thúc. Những nhà leo núi sau đó đều khẳng định họ nhìn thấy thi thể của những người đàn ông Ấn Độ. Tuy nhiên, chẳng ai dám nghĩ đến việc đưa những thi thể này xuống núi bởi đó là việc làm quá tốn kém và liều lĩnh. Đôi khi, việc thu thập thi thể của ai đó trên núi chỉ nhằm chứng minh rằng họ đã chết (chứ không phải mất tích), và gia đình có thể nhận được một số khoản trợ cấp nhất định. Ảnh chụp vợ của ông Subhas, héo úa và tàn tạ sau khi người chồng nằm lại trên ngọn núi cao nhất thế giới trong suốt một năm qua.
Hy vọng bắt đầu mở ra khi chính quyền Tây Bengal quyết định mở một chiến dịch nhằm đưa thi thể của ba người đàn ông Ấn Độ trở về. Chỉ trong vài ngày, trước khi mùa leo núi của năm nay kết thúc, nhóm Ấn Độ thuê 6 Sherpa để leo lên vị trí những người đàn ông nằm lại vào tháng 5 năm ngoái. Người đầu tiên họ tìm thấy là Paul, ngay dưới vị trí của Trại 4, ở độ cao gần 8.000 m so với mực nước biển, đồng thời là điểm dừng chân cuối cùng của các nhà leo núi trước khi lên đỉnh. Sau đó, các Sherpa mất 16 giờ để đưa thi thể của Paul xuống Trại 2, nơi một chiếc trực thăng đã chờ sẵn. Ảnh chụp Paul (bên trái) cùng người dẫn đường trong khi ở trên đỉnh Everest.
Quay lại nơi thi thể của Paul được tìm thấy, hai Sherpa khác tiếp tục hành trình lên Trại 4 và tìm kiếm tất cả những căn lều bỏ hoang trên đường đi với hy vọng thấy thi thể của hai người còn lại. Họ đã thành công. Khi nhìn thấy xác của một người đàn ông bị mất bàn tay, họ biết đó là Nath. Tai nạn chơi pháo khi còn nhỏ khiến một bàn tay của anh không còn nguyên vẹn.
Những cơn gió gào thét dữ dội trong khi các Sherpa đi tiếp để tìm Ghosh, khiến họ không thể tiếp tục. Mùa mưa đang dần đến, mọi người đều đang gấp rút xuống núi trước khi chính quyền Nepal cấm hoàn toàn các hoạt động leo núi đến tận năm sau. Cuối cùng, họ tìm thấy Ghosh. Thi thể của ông nằm đông cứng trong lớp tuyết, ở độ cao 8.300 m. Khuôn mặt vô hồn của ông khiến những người Sherpa sợ hãi. Vì vậy, họ dùng chiếc mũ trùm đầu để che mặt ông lại trước khi đưa ông xuống Trại 4. Sau đó, họ gói chặt thi thể của Ghosh và đẩy, kéo, trượt... xuống Trại 2. Tại đây, họ chờ trực thăng đến.
Đội cứu hộ khẳng định mưa lớn và trời nhiều mây khiến trực thăng không thể cất cánh từ Trại 2. Thực tế, họ đang chờ thi thể của một nhà leo núi khác từ Ấn Độ, người vừa thiệt mạng một ngày trước.
Trong lúc thi thể của Ghosh được hỏa táng, vợ anh cởi những chiếc vòng màu sắc trên cổ tay. Một năm sau khi chồng mình qua đời trên đỉnh Everest, bà chính thức trở thành góa phụ. Tờ lịch trong phòng ngủ vẫn là tháng 5/2016. Trước đó, bà một mực khẳng định chồng mình chưa qua đời và chỉ đang mất tích. "Tôi chỉ trở thành góa phụ nếu tôi nhìn thấy thi thể của ông ấy", bà từng nói.
Khoảng 5.000 người đã đặt chân lên đỉnh Everest (cao 8.848 m) kể từ khi hai nhà leo núi Tenzing Norgay và Edmund Hillary lần đầu tiên làm điều này vào năm 1953. Gần 300 người đã thất bại trong hành trình chinh phục ngọn núi và nằm lại ở khắp những con đường dẫn đến "nóc nhà thế giới". Ảnh chụp một thi thể gần đỉnh Everest.
Điều kiện ăn uống không phù hợp, khí hậu khắc nghiệt, lượng oxy xuống quá thấp, cơ thể kiệt sức triền miên, không ngủ được trong nhiều ngày, tầm nhìn bị hạn chế do tuyết, hoảng sợ do đi lạc... đều là những yếu tố đe dọa sinh mạng của các nhà leo núi trong quá trình chinh phục đỉnh Everest.
Ảnh chụp chân dung của Paresh Nath cùng cửa hàng bán dụng cụ leo núi của ông ở Ấn Độ. Trước đó, Nath và Ghosh mất tích trong hành trình leo núi, trong khi Hazra và Paul đang dần kiệt sức và buộc phải đi xuống trước khi lâm vào tình trạng nguy kịch. Khi Paul không thể thở và tay lạnh cóng dù đã có bình oxy, hai Sherpa ở cạnh ông, bà Hazra được một Sherpa khác dắt xuống. Anh này nhanh chóng bỏ bà lại một mình khi thấy bản thân mình đang nguy kịch hơn cả người phụ nữ từ Ấn Độ. May mắn, bà gặp những người Sherpa khác và được đưa xuống Trại 2 ngay sau đó.
Sau đó, một đoàn thám hiểm khác khẳng định họ đã nhìn thấy Nath trên đường xuống núi. Ông tỉnh táo nhưng đôi mắt sưng vù và không nhìn thấy gì vì băng tuyết. Sáng hôm sau, ngày cuối cùng trong mùa leo núi năm 2016, Nath thậm chí không thể bê nổi một bát canh. Ông qua đời tại Trại 4, điểm dừng chân cuối cùng trước khi lên đỉnh. Trong khi đó, Ghosh đã nằm lại đâu đó ở phía trên. Trong ảnh, ông Debasish Ghosh, anh trai của Goutam Ghosh, đến Kathmandu để nhận thi thể em trai mình, sau một năm mất tích.
Gia đình Ghosh đã gửi thư tới Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi để bày tỏ mong muốn chính quyền Tây Bengal triển khai chiến dịch đưa thi thể của ông về nhà. Cuối cùng, chính quyền đồng ý nhưng vẫn giấu kín thông tin này với gia đình những người mất tích. Mọi việc chỉ suôn sẻ nếu vị trí của các thi thể đã được xác định. Vì vậy, gia đình Ghosh tìm tới những nhà leo núi kỳ cựu từng nhiều lần đặt chân đến Everest và nhận được mức giá 40.000 USD để đưa một thi thể về nhà. Họ bán mọi tài sản và đồng ý trả trước 4.000 USD trước khi sang Nepal để đón những người đàn ông mất tích. Ảnh chụp thi thể của Ghosh, nằm nhiều ngày trong phòng pháp y sau khi được đưa về Ấn Độ.